Chủ động nguồn lực và tài chính là nền tảng để đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào GD – ĐT thời đại công nghiệp 4.0GD&TĐ - Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - nêu một ví dụ về phân cấp quản lý cán bộ giáo dục vừa thiếu tập trung, vừa phân tán, không rõ trách nhiệm: Việc bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng Phòng GD&ĐT; hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, thành, thị; nhưng cứ có việc gì xảy ra ở địa phương thì dư luận, thậm chí cơ quan quản lý lại quy trách nhiệm cho người đứng đầu ngành Giáo dục từ Bộ đến Sở GD&ĐT.Vai trò mờ nhạt trong tuyển dụngLĩnh vực GD-ĐT, cùng Y tế, hoạt động mang tính chất đặc thù, chuyên sâu, ổn định với nhiều nhiệm vụ khác biệt. Hoạt động GD diễn ra rộng khắp, liên tục, ảnh hưởng đến từng gia đình và toàn xã hội. Do vậy, người tham gia vào hoạt động quản lý GD cần có sự hiểu biết sâu và đặc thù để tuyển dụng, đánh giá, bố trí sử dụng đội ngũ bảo đảm khoa học, góp phần nâng cao chất lượng GD.Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Tường, hiện nay ở cấp huyện về cơ bản việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, giáo viên lại giao cho cơ quan khác chủ trì thực hiện. Sự phối hợp và vai trò của Phòng GD&ĐT bị mờ nhạt. Điều này khiến hiện tượng thừa thiếu giáo viên (vốn là điều rất khó xử lý trong ngành GD) chậm được giải quyết và thậm chí trầm trọng thêm. Nguyên nhân chính là chưa gắn chặt chẽ giữa thẩm quyền, trách nhiệm về quản lý Nhà nước về nhiệm vụ quản lý chuyên môn với các điều kiện bảo đảm của cơ quan quản lý Nhà nước về GD (tập trung là Phòng, Sở GD&ĐT).“Trong thời gian qua, ở một số địa phương xảy ra những hiện tượng nổi cộm trong GD mà nguyên nhân cũng do việc giao các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương không chuyên sâu về GD-ĐT quá nhiều quyền trong tuyển dụng nhân sự, tài chính... khiến công tác quản lý của ngành GD trở nên phức tạp” - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết.Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, nay là Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm về quản lý Nhà nước về GD đã nêu rất rõ trách nhiệm của các cấp, cơ quan quản lý GD từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, các Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Nghị định số 24/2014/NĐ-CP) và cấp huyện (Nghị định số 37/2014/NĐ-CP) còn chung chung, chưa cụ thể. Do đó, việc phân cấp trong tuyển dụng viên chức, bố trí cán bộ ở các địa phương cũng như phân cấp về tài chính diễn ra rất khác nhau, không thống nhất; không gắn giữa chủ thể chuyên môn với công tác nhân sự và tài chính.Đưa ra nhận định trên, ông Nguyễn Minh Tường đồng thời cho biết, những hạn chế, khuyết điểm của lĩnh vực GD (cũng đồng hành nảy sinh với những hạn chế, tiêu cực của các hoạt động KT-XH) xuất hiện rất đa dạng ở các địa phương. Có những sự việc xảy ra ở một cơ sở GD thuộc cấp xã, huyện quản lý, nhưng khi nói đến trách nhiệm thì hầu như quy trách nhiệm cho người đứng đầu từ Bộ đến Sở GD&ĐT.Những bị động về nhân sự, tài chính gây ra nhiều bất cập trong ngành GDTài chính bị động nhưng phải chịu trách nhiệm về chất lượngViệc phân cấp về quản lý GD hiện nay, về mặt văn bản rất đầy đủ, cụ thể, tuy nhiên trên thực tế có những nội dung không cụ thể, giao nhiều bộ phận, không có đầu mối chịu trách nhiệm đúng nghĩa, quản lý còn chồng chéo, chưa thông suốt, không có cơ chế giám sát chặt chẽ, hữu hiệu dẫn đến hiệu quả chưa cao.Ông Nguyễn Minh Tường dẫn minh chứng cho quan điểm trên: Ở nhiều địa phương, Sở GD&ĐT không tham gia quản lý thống nhất các trường CĐ (không quản lý các trường CĐ của các Bộ đóng trên địa bàn), trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm GD nghề nghiệp – GDTX; trong khi việc báo cáo tình hình GD-ĐT trên địa bàn tỉnh hàng năm do Sở GD&ĐT thực hiện, gây khó khăn trong công tác thống kê, báo cáo; từ đó việc đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng thiếu đồng bộ, thống nhất.Người đứng đầu ngành GD Phú Thọ cũng trăn trở khi ngành GD chưa được chủ động trong quản lý nguồn lực tài chính; chưa được chủ động trong việc phân bổ, bố trí số lượng người làm việc trong đơn vị trực thuộc. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn về GD, chịu trách nhiệm chính trước HĐND, UBND các cấp về chất lượng GD trên địa bàn phụ trách nhưng chưa được giao quyền chủ động thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng GD (nhân sự, tài chính); không có quyền quyết định với nguồn ngân sách mà lẽ ra các hoạt động GD cần phải có mà cấp trên đã giao.Việc này dẫn đến nguồn lực dành cho GD vốn đã hạn chế lại không được tập trung đúng chỗ, đúng trọng điểm theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD-ĐT; bị động trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về GD. Hơn nữa, số lượng biên chế công chức trong cơ quan Sở và các Phòng GD&ĐT còn hạn chế, nhất là ở các Phòng GD&ĐT. “Hiện Sở GD&ĐT chỉ có hơn 50 biên chế, Phòng GD&ĐT có từ 5 - 7 người (trong khi theo nhu cầu cấp sở cần khoảng 65 - 70 người, cấp phòng cần khoảng 10 - 16 người. Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra giám sát” - ông Tường cho hay.Phải có quyền với nhân sự, tài chính của ngànhĐể đưa nhanh Nghị quyết số 29-NQ/TW vào cuộc sống, phát huy đầy đủ vai trò, sứ mạng sự nghiệp GD-ĐT với các nhiệm vụ phát triển KT-XH cả nước và từng địa phương thì phải triển khai đồng bộ, toàn diện, có bước đi phù hợp các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Theo ông Nguyễn Minh Tường, trước mắt, có hai lĩnh vực cần phải được nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất và phải được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ là: Quản lý nhân sự và tài chính. Có như vậy mới đảm bảo các yếu tố cơ bản, tiên quyết thúc đẩy việc đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp GD-ĐT.Bên cạnh đó, trên cơ sở Luật GD, văn bản quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về GD, Chính phủ cần ban hành các văn bản điều chỉnh Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó phân cấp việc chủ trì về nhân sự, tài chính cho các cơ quan quản lý GD của địa phương. Ngành GD là đầu mối chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác nhân sự, tài chính gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn khác chịu trách nhiệm, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện của ngành GD một cách minh bạch, công khai dân chủ.“GD-ĐT là lĩnh vực hoạt động rất đặc thù, chuyên sâu, ổn định với nhiều nhiệm vụ khác biệt với các lĩnh vực khác, nó diễn ra rộng khắp, ảnh hưởng đến từng gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động cũng cần chú ý đến yếu tố đặc thù, từ nhân sự, tài chính đến các nội dung khác. Trong thời gian tới cần nghiên cứu có cách tiếp cận khoa học để ngành GD có thể phát huy được trách nhiệm với vai trò quyền tự chủ, là đầu mối đích thực trong tham mưu, tổ chức chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ gắn với Nghị quyết 29/NQ-TW và các nghị quyết khác của Đảng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của GD-ĐT” - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ kiến nghị.Nhấn mạnh Nghị định số 127/2018/NĐ-CP đã được ban hành thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP; trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, ông Nguyễn Minh Tường đề nghị các cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể, làm rõ một số nội dung: Đẩy mạnh phân cấp nhằm nâng cao trách nhiệm, tạo điều kiện chủ động, sáng tạo cho cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục, nhất là sở, phòng GD&ĐT; đặc biệt là sự chủ động trong bố trí nguồn lực (tài chính, nhân sự). Việc phân cấp đảm bảo phù hợp với năng lực quản lý của đội ngũ và yêu cầu công tác cải cách hành chính, tăng cường tự chủ tự chịu trách nhiệm. Phân định rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT, các phòng có liên quan thuộc UBND cấp huyện trong công tác quản lý, bố trí sử dụng đội ngũ nhà giáo, CBQL trong cơ sở giáo dục thuộc cấp huyện quản lý. Có giải pháp tăng cường, bố trí đủ công chức cho cơ quan sở/phòng GD&ĐT nhằm đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.Hiếu Nguyễn
Tổng hợp những nơi nên đến ở Hà Lan bạn nên biết! 23-07-2018, 08:00