Có nghị lực các em sẽ thành công

Có nghị lực các em sẽ thành công
Nhiều chính sách ưu đãi được các trường xây dựng nhằm hỗ trợ SV nghèo tiếp cận với GDĐHGD&TĐ - Thực hiện ba công khai, cùng với việc tích cực truyền thông đề án tuyển sinh, các trường ĐH đã bắt đầu thông tin mức học phí cho năm học 2019 - 2020. Theo đó, ở một số trường ĐH, nhất là ở các trường tự chủ tài chính, trường tư thục, học phí đã có sự gia tăng.Theo Nghị định 86 của Chính phủ, từ năm 2015 đến 2021, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo (kể cả 23 trường ĐH được Thủ tướng cho thí điểm tự chủ) như sau: Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản từ nay đến năm học 2020 là 18,5 triệu đồng/năm và năm 2021 là 20,05 triệu đồng/năm; khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch lần lượt là 22 triệu đồng/năm và 24 triệu đồng/năm; khối ngành y dược là 46 triệu đồng/năm và 50,05 triệu đồng/năm.Đối với các trường công lập chưa tự chủ, mức học phí kịch trần năm 2021 của các khối ngành tương ứng chỉ là 9,8 triệu đồng/năm, 11,7 triệu đồng/năm, 14,3 triệu đồng/năm. Các trường thí điểm tự chủ và trường công tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên thì 2 năm sẽ tăng học phí một lần. Trong khi đó, đối với các trường công lập khác (vẫn còn được Nhà nước bao cấp), học phí điều chỉnh hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước từ 700.000 - 900.000 đồng/năm.Dù có tăng thì mức học phí ở các trường ĐH nước ta hiện nay cũng gần như thấp nhất so với châu lục và thế giới. Việc tăng học phí ở các trường cũng là chuyện “đặng chẳng đừng”, chủ yếu để bù chi, chưa có nhiều dành cho đầu tư phát triển. Song, đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa, tăng học phí luôn đi kèm với gánh nặng cơm áo. Làm sao để tăng học phí không cản trở người nghèo tiếp cận ĐH là trăn trở của các nhà quản lý giáo dục, từ vĩ mô đến cấp cơ sở.Trong các đề án tự chủ, một quy định có tính bắt buộc là các trường phải ghi rõ “nhà trường phải xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên bằng việc trích 8% học phí và toàn bộ tiền lãi ngân hàng”. Từ nguồn này, cùng sự vận động hỗ trợ từ doanh nghiệp, xã hội, nhiều trường ĐH như Tôn Đức Thắng, Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), Kinh tế TPHCM, ĐH Mở, Tài chính Marketing, Công nghiệp Thực phẩm TPHCM… đã có nguồn học bổng dồi dào lên đến vài chục tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên diện chính sách sau vài năm thực hiện thí điểm tự chủ.Ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng còn ký kết với Ngân hàng Chính sách Xã hội thỏa thuận hỗ trợ lãi vay vốn cho HSSV tựu trường từ năm học 2017. Theo đó, toàn bộ lãi phát sinh của HSSV vay vốn trong thời gian học ở trường sẽ được nhà trường hỗ trợ thanh toán trực tiếp với ngân hàng. Ngoài những sinh viên thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí, các trường còn có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả những sinh viên bị ảnh hưởng thiên tai, gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất, hoặc sinh viên nói chung. Như Trường ĐH Văn Lang, ngoài các chính sách quan tâm sinh viên nghèo còn có sáng kiến gói học phí 4 năm không thay đổi để an lòng người học.Quỹ hỗ trợ sinh viên, sáng kiến gói học phí 4 năm không thay đổi, cùng với các chương trình tín dụng sinh viên đang được cải thiện (từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và chính từ hợp tác của các trường ĐH với các ngân hàng thương mại khác)… đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, ý nghĩa xã hội - nhân văn trong việc tạo cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH với người nghèo.“Học phí tăng có khó khăn hơn nhưng không làm cản trở cơ hội học tập ĐH. Sinh viên nghèo hoàn toàn có thể tự tin lấy bằng ĐH. Hãy mạnh dạn gõ cửa nhà trường, các hội, đoàn thể… để được chia sẻ. Nếu có nghị lực, quyết tâm cao, các em sẽ thành công!” - Hiệu trưởng một trường ĐH cho biết.Tâm An