Giáo viên và những áp lực từ sự kỳ vọng

Giáo viên và những áp lực từ sự kỳ vọng
Kỳ vọng cao của xã hội, cha mẹ học sinh khiến trách nhiệm của người thầy nặng nề hơn. Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Trước bất kỳ một sai lầm nào của giáo viên, dù là nhỏ nhất cũng bị dư luận xã hội và cha mẹ học sinh chỉ trích mà chưa bao giờ nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ gia đình và xã hội.Kỳ vọng cao, trách nhiệm lớnTừng bài học từ thực tiễn, thầy cô cũng phải học cách hài lòng những thứ chúng ta đã có hãy dồn tâm sức, trí tuệ của mình để có thể thay đổi được học trò. Thầy cô cũng cần phải nhận thức rằng: Trong quá trình phát triển, có những hành vi, cá tính phải thay đổi và có những cá tính không thay đổi được hoặc muốn thay đổi phải có quá trình trải nghiệm, giáo dục.PGS.TS Nguyễn Thị TínhTheo PGS.TS Nguyễn Thị Tính - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên), với việc học của con cha mẹ quan tâm chủ yếu đến kết quả học tập thông qua điểm số, chưa quan tâm đến ở trường con thường làm những công việc gì? Ứng xử với thầy cô và bạn bè như thế nào? Con thường chơi với ai? Mọi gánh nặng về nuôi dạy con trẻ đổ lên vai thầy cô và nhà trường.Người thầy bị xã hội và cha mẹ học sinh đặt trên vai một nhiệm vụ nặng nề đó là giáo dục học sinh thành con người vừa hồng vừa chuyên, đào tạo chủ nhân tương lai của đất nước.Kỳ vọng cao của xã hội, cha mẹ học sinh khiến trách nhiệm của người thầy nặng nề hơn. Bởi vậy người thầy cũng luôn luôn tự đặt ra cho mình những kỳ vọng về học sinh, về thành tích học tập, giáo dục và hành vi ứng xử: Chăm học, học giỏi; thông minh, sáng tạo; ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô và gia đình.Tuy nhiên mỗi học sinh lại xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, có sự tiếp nhận bởi nền văn hóa xã hội một cách khác nhau và lại được thừa hưởng những cách thức giáo dục từ gia đình khác nhau, đến lớp các em mang theo những tính cách của mỗi cá nhân và những nét văn hóa của từng gia đình;Trong đó có những nét tính cách, nét văn hóa tạo nên sự hài lòng với thầy cô, có những nét tính cách, nét văn hóa lại đi ngược lại những mong muốn và kỳ vọng mà thầy cô và nhà trường đặt ra làm thầy cô thất vọng hoặc tạo nên những xung đột giữa thầy cô và học trò.Trong tư duy, kỳ vọng của thầy cô tất cả các học sinh đều phải tiến bộ như nhau, đều phải đạt được những thành tích về học tập, rèn luyện như nhau, tuy nhiên điểm xuất phát và môi trường giáo dục của mỗi học sinh lại hoàn toàn khác nhau.
Ảnh minh họaPhá bỏ áp lực tâm lýĐối với giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi, giáo viên cần vận dụng các phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực để tạo nên sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi ở học sinh, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội.PGS.TS Nguyễn Thị TínhCũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Tính, với đồng lương còn khiêm tốn khiến thầy cô phải lo toan với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền và bao lo toan trong cuộc sống thường nhật. Mỗi giờ lên lớp, họ chưa đủ sức để cởi bỏ những khó khăn tâm lý về thành tích học tập của học sinh và khó khăn của cuộc sống gia đình về phía sau để bước vào lớp với một tâm trạng thoải mái nhất.Họ đã kéo theo những áp lực trên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh.Trước bất kỳ một sai lầm nào của giáo viên, dù là nhỏ nhất cũng bị dư luận xã hội và cha mẹ học sinh chỉ trích hết sức nặng nề mà chưa bao giờ nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ gia đình và xã hội.Để giúp giáo viên phá bỏ áp lực tâm lý, PGS.TS Nguyễn Thị Tính cho rằng, mỗi gia đình, mỗi phụ huynh trước hết phải giúp giáo viên yên tâm công tác với nghề bằng sợi dây kết nối của lòng tương kính, thái độ hòa nhã và sự hợp tác thân thiện trong quản lý, giáo dục học sinh.Cha mẹ phải dành nhiều thời gian hơn trong chăm sóc, giáo dục học sinh ở nhà, giữ mối liên hệ thường xuyên với cô, thầy và nhà trường để giúp trẻ tiến bộ.Bên cạnh đó, cán bộ quản lý nhà trường cần tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở, dân chủ để mỗi người thầy có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan đoàn thể và các cấp lãnh đạo."Thầy cô cần nhận thức, không có nhóm học sinh mà là có những cá nhân học sinh trong lớp học, mỗi em có những tính cách và hành vi khác nhau, có những hành vi đi ngược lại chuẩn mực mà thầy cô đã dạy, nhiệm vụ của người thầy, cô là đưa những giá trị mới vào trong cá thể học sinh để làm thay đổi các em, quá trình đó phải kiên trì và có những nấc thang khác nhau đối với những học sinh khác" - PGS.TS Nguyễn Thị Tính trao đổi.Bài viết được biên tập, lược ghi từ tham luận của PGS.TS Nguyễn Thị Tính tại Tọa đàm "Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp" do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức.Minh Phong (lược ghi)