Cùng nhau khám phá các lễ hội Việt Nam trong tháng 9 này

Tháng 9 âm lịch vào cuối thu, thời tiết các tỉnh thành hầu như có vẻ rất ưu đãi cho các lễ hội Việt Nam từ bắc chí nam. Đi trẩy hội xong, bạn vẫn tranh thủ du lịch, thăm thú cảnh đẹp địa phương và thưởng thức đặc sản. Quả là thiên thời, địa lợi, nhân hoà cho ai có ý định tìm hiểu một trong 5 lễ hội dưới đây, vừa trải nghiệm các nét đẹp văn hoá, tín ngưỡng, vừa tham gia hội làng vui không muốn về.Mục Lục1. Lễ vía Quan Thế Âm xuất gia (ngày 19 tháng 9 âm lịch)2. Hội đình làng Lại Trì (11 đến ngày 13 tháng 9 âm lịch, làng Lại Trì, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)3. Lễ hội chùa Keo (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)4. Lễ hội Katé (Tháng 9 âm lịch, thôn Hữu Đức xã Phước Hữu huyện Ninh Phước , tỉnh Ninh Thuận)5. Lễ hội Dinh Thầy Thím (ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận)

1. Lễ vía Quan Thế Âm xuất gia (ngày 19 tháng 9 âm lịch)

Đây là một trong các lễ hội Việt Nam khá lớn trong tín ngưỡng thờ Phật của người Việt. Các chùa chiền thời điểm này trang trí rực rỡ để chào đón Phật tử khắp nơi đến lễ chùa. Cũng trong dịp này, Phật tử khắp nơi đến chùa cúng dường, ăn chay, làm từ thiện hoặc thực hiện các nghi thức khác nhau tuỳ vào từng địa phương.
Cùng nhau khám phá các lễ hội Việt Nam trong tháng 9 này
Chư Tăng và đạo hữu Phật tử chùa Huệ Quang cũng đã thực hiện lạy Ngũ Bách Danh hàng đêm để tưởng niệm đến đức Từ bi vô lượng của Ngài. @ Phật tử Việt Nam
Lễ hội Quán Thế Âm thu hút hàng ngàn Phật tử tại Huế đến tham dự. @ lehoi.cinet.vnNhiều chùa trong cả nước những ngày này thường tổ chức hẳn một khoá tu ngắn ngày cho Phật tử tham gia với các hoạt động như an chay, nghe pháp, lạy Phật tụng kinh, cúng Mông sơn thí thục, thả hoa đăng cầu nguyện và xem trình diễn văn nghệ hát về Phật giáo. Một số nơi còn tổ chức diễn kịch, tái hiện lại cuộc đời tu hành khổ hạnh và 12 đại nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát, phát kinh, băng đĩa thuyết pháp miễn phí cho người đi lễ chùa.
Đại đức Thích Tâm Phương niêm hương bạch Phật trên sông Hương. @ Phật giáo A Lưới
Sau khi tụng kinh trên các thuyền ở sông Hương, các Phật tử cùng nhau tha hoa đăng, nguyện cầu bình an và hạnh phúc. @ Phật giáo A Lưới
Nhiều người đã chọn ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia để xuống tóc. @ Chùa Vạn Thông

2. Hội đình làng Lại Trì (11 đến ngày 13 tháng 9 âm lịch, làng Lại Trì, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)

Làng Lại Trì thờ Nam Hải đại vương Thục An Dương Vương, Quốc sư Dương Không Lộ và thân mẫu của người là thành hoàng. Thờ cúng Nam Hải đại vương là gắn liền với nghề sông nước của dân làng thuở ban đầu, còn việc thờ Quốc sư và thân mẫu của người được kể lại rằng, thân mẫu và Quốc sư lúc còn hàn vi là ngư dân, một lần qua sông Bến (làng Lại Trì) thấy phong cảnh ở đây kỳ thú, thuận tiện nghề sông nước nên đã ở lại, sau khi mất nhân dân nơi đây đã lập đền thờ.Kiệu Thánh được rước từ đình làng ra bến Ngự trước khi hội thi bơi chải diễn ra. Tục bơi chải gắn với nghề sông nước của Quốc sư Dương Không Lộ và cũng phản ánh lễ hội nông nghiệp của làng. Lễ hội thể hiện sự biết ơn của người dân làng Lại Trì với tâm niệm cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và đất nước thái bình.
Làng Lại Trì trong không khí trang trọng trước giờ rước kiệu Thánh. @ Huyện Kiến Xương
Kiệu Thánh được rước ra bến Ngự để chuẩn bị bắt đầu hội bơi chải sôi động, thu hút rất nhiều đội đua cự phách trong vùng. @ Huyện Kiến Xương Người dân làng Lại Trì có câu: “Nhất vui là hội Lại Trì/Ðêm thì xem hát, ngày thì xem bơi”. Bởi lễ hội đình làng Lại Trì hằng năm là một trong những lễ hội đặc sắc nhất tỉnh Thái Bình và còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống.
Màn trình diễn nghệ thuật với âm nhạc dân gian và trống của các thiếu nữ xinh đẹp làng Lại Trì. @ Huyện Kiến Xương
Hội bơi chải rộn ràng với nhiều đội đua chuyên nghiệp vùng sông nước. @ Huyến Kiến Xương

3. Lễ hội chùa Keo (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

Chùa Keo thờ Quốc sư Dương Không Lộ được xây dựng từ thời Lý. Chùa được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt về Kiến trúc nghệ thuật. Bởi trải qua 400 năm, chùa vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc cổ và hiện được coi là một trong ba ngôi chùa gỗ cổ trong số 10 kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam và là ngôi chùa cổ có quy mô kiến trúc gỗ lớn nhất toàn quốc. Cánh cửa tam ngoại của chùa Keo được coi là một tác phẩm điêu khắc gỗ độc nhất vô nhị taị Việt Nam bởi những đường nét điêu khắc tinh tế.Trong khi đó,  gác chuông cao ngút 3 tầng với lối kiến trúc hào hoa, xưa nay vẫn được xem là một trong những biểu tượng của nền văn hóa, văn minh sông Hồng. Trước lễ hội khoảng 1 tuần, người dân làng Hành Thiện lại lên chùa lau chùi sạch sẽ, tắm tượng, bày nhang đèn , hoa quả trịnh trọng . Càng gần lễ hội, không khí càng khẩn trương, náo nhiệt hơn.Từ 7 giờ sáng ngày 13 âm lịch, cuộc rước bắt đầu với đoàn thuyền rồng đi khắp làng, phía sau là hương án, long đình, kiệu đựng thùng sắc chỉ vua ban, kiệu chính (không có bài vị), kiệu hờ và lớp lớp người dân đi trẩy hội. Ngoài các lễ vật như hương, đèn, hoa, trà, oản, người dân còn dâng thêm một cặp bánh dày rất lớn với trọng lượng khoảng nửa cân một chiếc. Bánh mịn, trắng được làm từ chính hạt gạo của sinh ra từ làng và đôi bàn tay của người dân địa phương.
Quang cảnh tưng bừng, rực rỡ với cờ hội bay phấp phới ở chùa Keo, Thái Bình. @ Tổng Cục Du lịch
Mái ngói chùa Keo rêu phong qua hàng trăm năm vẫn linh thiêng, chứng kiến bao mùa lễ hội diễn ra. @ Bảo tàng lịch sửTrong khi đó, hội bơi trải vẫn diễn ra song song khiến cho cả làng Hành Thiện tưng bừng, nhộn nhịp khắp chốn. Sân chùa, đình làng, chỗ thì hát xướng, chỗ chọi gà, chỗ tổ tôm vui bất kể đêm ngày.
Du thuyền hát giao duyên tại lễ hội chùa Keo. @ Báo Thái Bình
Hội bơi chải tưng bừng khắp làng. @ Báo Thái Bình

4. Lễ hội Katé (Tháng 9 âm lịch, thôn Hữu Đức xã Phước Hữu huyện Ninh Phước , tỉnh Ninh Thuận)

Katê là một trong các lễ hội Việt Nam lớn của đồng bào Chăm vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ công ơn các vị thần và cũng là những anh hùng dân tộc như Pô Klong Garai, Pô Rôme, …Đây là lễ hội đặc sắc trong hàng chục lễ hội hàng năm của đồng bào Chăm, là nơi hội tụ những nét đặc sắc về văn hoá, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kỹ thuật, mỹ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, trang phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợiviệc đồng áng, mùa màng, hưng thịnh, sản vật và nghề truyền thống…
Tết của riêng người Chăm chính là lễ hội Katé. @ Báo Ninh ThuậnLễ hội Katê là dịp để các chàng trai, cô gái phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người với kèn Samanai, trống Ginăng đưa những người dự lễ lên đỉnh cao của sự thăng hoa, hoà vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ
Những điệu múa truyền thống của người Chăm như đang đánh thức các ngọn tháp đang ngủ yên dưới lớp bụi thời gian. @ Báo Ninh ThuậnDưới những lớp bụi thời gian, lễ hội Katé là dịp để người dân đánh thức những tháp Chăm cổ kính đang ngủ yên giữa đất trời. Lễ hội Katê diễn ra theo tình tự các bước đã có truyền thống từ xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ. Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, 1 mâm cơn với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa quả.
Mâm lễ vật gồm nhiều sản vật địa phương được dâng lên thần linh bằng sự tôn kính nhất của mỗi người Chăm. @ Báo Ninh ThuậnLễ hội Katé làng kết thúc thì mới đến lễ của từng gia đình. Do đặc thù ngôn ngữ và văn hoá mà những nghi thức ở đây được gọi tên rất đặc biệt và gắn liền với những tích cổ đầy ý nghĩa. Nếu chưa từng sống trong không gian văn hoá đặc sắc này, bạn nên đi trẩy hội một lần để được tận hưởng trọn vẹn những nét đẹp của người Chăm.

5. Lễ hội Dinh Thầy Thím (ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch, xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận)

Tương truyền, Thầy và Thím là người gốc ở Quảng Nam, phiêu bạt vào vùng đất Tam Tân, nay thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận; lập kế sinh nhai bằng nghề đốn củi, đóng thuyền. Ngoài ra, họ còn bốc thuốc chữa bệnh cứu người và dạy nghề chài lưới cho cư dân địa phương. Khi qua đời, để tưởng nhớ công đức của Thầy Thím, dân làng đã lập đền thờ tại rừng Bàu Cái, hàng năm cung nghinh tế lễ long trọng.Lần lượt các nghi thức từ nghinh thần, nhập điện an vị, thí thực phát lộc, thỉnh sanh, giỗ Tiền hiền và cúng gia binh được người dân thực hiện một cách trang trọng. Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút hơn 300 ngàn lượt du khách đến viếng suốt tháng 9 âm lịch.
Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút hơn 300 ngàn lượt du khách đến viếng suốt tháng 9 âm lịch. @ Tổng Cục Du lịch
Phần lễ được thực hiện trong không khí tôn nghiêm ngay tại chánh điện. @ Tổng Cục Du lịch
Dinh Thầy Thím ngày cũng như đêm, nghi ngút nhang đèn suốt tháng 9 âm lịch. @ Báo Bình ThuậnPhần hội có nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc trưng miền biển như thi làm bánh, đan lưới, khiêng thúng ra khơi, gánh cá, kéo co, thi đấu cờ người, biểu diễn xe hoa, lân – sư – rồng, triển lãm mô hình sự tích Thầy Thím, trình diễn trống hội và chương trình nghệ thuật dân tộc.
Diễn viên cải lương hoá trang trước giờ diễn vở cải lương sự tích Thầy Thím. @ Tổng Cục Du lịch
Nhiều đoàn cải lương ở TP.HCM và Bình Dương đến biểu diễn các vở kịch nói về sự tích Thầy Thím. @ Tổng Cục du lịch Nguồn : Traveloka