Phim hoạt hình Frozen giúp giải mã vụ việc gì?
Phim hoạt hình Frozen vô tình giúp các nhà nghiên cứu đến gần hơn với câu trả lời của một tai nạn bí ẩn cách đây 62 năm.
Ngày 27/1/1959, 8 học sinh từ Học viện Bách khoa Ural tại Nga cùng một hướng dẫn viên đã dành 14 ngày leo núi Otorten ở đỉnh Sverdlovsk (Liên Xô cũ). Không chỉ có địa hình hiểm trở, khí hậu ở vùng núi cũng khắc nghiệt vô cùng, có khi xuống tới -30 độ C.
Sau 2 tuần, không thấy đoàn thám hiểm trở lại nên một đội cứu nạn đã lên đường tìm kiếm. Cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt họ: Cách núi Otorten khoảng 20 km tại dốc Kholat Syakhl hay "Ngọn núi tử thần", lều của đoàn bị phá hoại nghiêm trọng dù vật dụng vẫn còn nguyên. Điều này loại bỏ giả thuyết đoàn leo núi bị cướp tấn công.
Xung quanh lều có tổng cộng 5 thi thể, được cho là tử vong vì nhiệt độ quá thấp. Hai tháng sau, 4 thi thể còn lại được tìm thấy trong khe núi. Những thi thể này có nhiều vết thương nghiêm trọng như hộp sọ và ngực đều bị gãy, chứng tỏ phải bị tác động bởi một lực rất mạnh. Điều kì lạ là xung quanh đó không có dấu hiệu lở tuyết, những tai nạn thông thường cũng khó gây ra những vết thương nặng như thế, đội điều tra Liên Xô cũ đã kết luận như vậy.
Vì sự bí ẩn đó, vụ việc "dốc tử thần" khiến nhiều người đồn đoán rằng những sinh viên đó đã bị thế lực ngoài hành tinh tấn công hay trở thành "thí nghiệm" của dự án quân sự mật.
Phim hoạt hình Frozen đã giúp tìm ra câu trả lời thế nào?
Alexander Puzrin và Johan Gaume, nhân sự cấp cao đến từ viện kỹ thuật liên bang Thuỵ Sĩ danh tiếng, đã lật lại vụ việc vì lý do riêng.
Sau khi hỏi mượn các đoạn mã mô phỏng tuyết trong hoạt hình Frozen, họ mô phỏng lại cảnh 8 sinh viên đang ngủ sẽ ra sao khi bị "tấn công" bởi một khối tuyết có kích thước bằng một chiếc ô tô lớn. Kết quả cho thấy, khối tuyết đó đủ sức để lại những tàn phá mà vụ việc ghi nhận được ban đầu.
Sau đo, họ sử dụng nghiên cứu liên quan đến các tác động dễ làm gãy xương người - nhằm phục vụ cho việc thiết kế dây an toàn Họ đặt ra giả thuyết rằng các sinh viên Nga có thể đã ngủ trên ván trượt tuyết, vì thế khi bị đè bởi khối tuyết lớn, hợp lực và tư thế đó làm gãy xương họ thay vì nghẹt thở như những vụ tuyết lở thông thường.
Dù tất cả vẫn là phỏng đoán, song nghiên cứu của hai chuyên gia từ gợi ý vô tình của bộ phim hoạt hình Frozen phần nào cho thấy rằng: Một trận lở tuyết (kèm theo một số điều kiện nhất định) đủ sức gây nên những tai nạn thương tâm như ở dốc Kholat Syakhl.
Họ thoải mái thừa nhận rằng nhiều người có thể không chấp nhận lời giải thích của họ.
“Điều đó quá bình thường”, Gaume nói và cho biết thêm họ sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc để lại nhiều dấu chấm hỏi hơn nửa thế kỷ này. Nhờ có công nghệ hiện đại cùng những bộ óc thông minh, tò mò mà bí ẩn năm nào có khả năng được giải đáp.
Bài liên quan Quốc gia này 'lừa' thế giới rằng họ không có Covid-19? Vén màn lò luyện phỏng vấn bạc triệu cho người 'săn việc' ở Alibaba, Tencent...