Ải Chi Lăng năm ở đâu?
Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp nằm ở tỉnh Lạng Sơn. Phía đông của ải là dãy núi đất Bảo Đài – Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh dựng đứng, có sông Thương chảy qua.
Xung quanh ải Chi Lăng có những ngọn núi thấp như: Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Hai đầu thung lũng được đóng lại bởi hai vòng cung núi đất ở phía Đông và núi đá ở phía Tây.
Nhiều sách sử Việt ghi chép lại rằng, năm 1020, vua Lý Thái Tổ mở "đại lộ thông quốc" để thuận tiện hơn trong việc đi sứ. Và con đường này đi ngang qua ải Chi Lăng, nơi có núi Hàm Quỷ (hay còn gọi là Quỷ Môn Quan).
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, sở dĩ gọi là Quỷ Môn Quan vì đường đi của ải rất nhỏ, núi đá nguy hiểm, nước độc không thể uống, có đá như đầu ma đầu quỷ. Và cũng vì có địa hình hiểm trở, nên ải thường xuyên được chọn làm nơi quyết chiến để tiêu diệt quân xâm lược ở phía Bắc.
Ải Chi Lăng trong lịch sử
Ải Chi Lăng là nơi chứng kiến nhiều chiến thắng lẫy lững của quân ta trong lịch sử. Năm 1077, quân Tống đưa 30 vạn quận tiến đánh Đại Việt. Lúc này, Lý Thường Kiệt đã cùng phò mã Thân Cảnh Phúc đã đến ải Chi Lăng bàn kế hoạch chặn quân Tống.
Nhờ địa hình hiểm trở ở ải Chi Lăng, Thâm Cảnh Phúc và Lý Thường Kiệt đã giành thế áp đảo. Mặc dù quân Tống có binh pháp tinh nhuệ, nhưng vẫn không thể vượt qua được ải và phải đi vòng sang đường khác.
Đến năm 1285, quân Mông Cổ vượt biên đánh Đại Việt lần 2. Quân ta tiếp tục chọn ải Chi Lăng để dàn sẵn thế trận chờ quân Mông Cổ. Một trận chiến ác liệt đã diễn ra ở đây, tuy nhiên quân Mông Cổ đã thất bại nặng nề vì không thể lường trước địa hình hiểm trở ở đây.
Quân Mông Cổ không thể ngờ rằng, họ lại có mặt ở ải Chi Lăng, nhưng không phải để tiến đánh mà phải bỏ chạy khỏi sự truy kích của quân Đại Việt. Trong trận chiến này, tướng Mông Cổ là Nghê Nhuận cùng rất nhiều binh lính tử trận, một số phải liều chết nhảy từ trên cao xuống sông.
Năm 1285, chính Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã mai phục quân lính ẩn dưới hầm bẫy, dùng mã tấu phạt đứt chân ngựa, nhằm tách giặc Nguyên Mông ra khỏi ngựa mà tiêu diệt. Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã phá giết chết tướng Liễu Thăng, phá tan ý đồ thôn tính của nhà Minh ở ải Chi Lăng
Hay dưới thời vua Quang Trung, nơi đây tiếp tục chứng kiến chiến thắng vang dội của quân ta khi làm cho tướng giặc nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị phải kinh hoàng bạt vía.
Cho đến ngày nay, tình cảm của người dân dành cho di tích lịch sử ải Chi Lăng vẫn đậm sâu. Hàng ngày, người dân sống gần ải vẫn chăm sóc, giữ gìn di tích và hương khói để tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ Quỷ Môn Quan.
Bài liên quan Sơn La: Khánh thành Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi Lào Cai: Đền thờ 3 vị tướng của ông Hoàng Bảy là di tích cấp tỉnh Phát hiện người đàn ông bị mất tích ở di tích cổ của Peru