Cuộc sống của loài mèo tại nhiều quốc gia đã được khắc hoạ rõ nét trong cuốn sách ảnh La Grand Odysée des Chats bởi hai nhiếp ảnh gia là Tuul và Bruno Morandi. Được biết, những con mèo xuất hiện trong cuốn sách đến từ mọi nơi trên thế giới. Chúng làm đủ những hành động khác nhau như phơi nắng bên dãy nhà màu xanh tại thành phố Chefchaouen ở Morocco, chơi đùa trên các tàn tích cổ đại tại Hy Lạp hay kiên nhẫn chờ đợi đồ ăn tại chợ cá Nhật Bản.
Những chú mèo đến từ mọi nơi trên thế giới.
Cuộc sống của loài mèo tại mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau.
Đây là loài vật được nhiều người yêu thích.
Đối với tác giả của cuốn sách, chụp ảnh loài động vật này cũng thú vị và hấp dẫn không kém việc chụp ảnh cho con người. Tuul chia sẻ: “Bruno và tôi thích chụp ảnh ngẫu hứng về cuộc sống hàng ngày trên những con phố”.
Nắm bắt được tâm lý loài mèo nên quá trình tác nghiệp của cả hai không gặp quá nhiều khó khăn.
Trước khi đến gần "nhân vật chính", họ sẽ cố gắng nắm bắt những khoảnh khắc tự nhiên và chân thực nhất của loài vật và con người. Sau đó hai nhiếp ảnh gia sẽ nói cho những người trong tấm hình về bức ảnh vừa chụp và hướng dẫn họ cách tương tác với mèo, nếu được chúng đồng ý.
Trong quá trình khám phá và ghi lại cuộc sống của loài mèo tại những quốc gia khác nhau, Tuul và Bruno để ý rằng, chúng có sự tương đồng trong hành vi, tuy nhiên một số con sẽ nhút nhát hơn so với những người bạn của mình.
Một số con mèo có tính cách nhút nhát hơn.
Mèo hoang bị bỏ rơi sẽ đề phòng khi tiếp xúc với loài người.
Ngược lại, những chú mèo bị lạc hoặc vô chủ lại thân thiện và dễ gần hơn.
Tuul chia sẻ: "Những con mèo hoang tại Nhật Bản không hề tỏ ra ngại ngùng với con người. Có lẽ chúng biết con người tốt bụng hoặc có ấn tượng tốt từ những người đã cho ăn trước kia." Không những vậy, tại đây, mèo còn có mối quan hệ thân thiết với những ngư dân đánh cá.
Cuộc sống của loài mèo tại Nhật Bản khiến hai nhiếp ảnh gia vô cùng ấn tượng.
Chúng được coi là biểu tượng của sự may mắn, thậm chí còn có những ngôi đền thờ cúng riêng.
Tại những khu vực này, bạn có thể bắt gặp mèo đá và mèo thật ở cạnh nhau.
Có thể nói loài vật này là một trong những điểm thu hút du khách đến Nhật Bản, đặc biệt là khi quốc gia này có tới 11 hòn đảo mèo.
Ngoài ra tại một số quốc gia khác, thái độ người dân đối với loài động vật này cũng bị ảnh hưởng bởi văn hoá tôn giáo, lịch sử và truyền thuyết của đất nước.
Nhiều người truyền nhau rằng, khi xưa nhà tiên tri Muhammad đã ôm chú mèo yêu quý của mình, Muezza, trong khi đang thuyết pháp. Khi phát hiện Muezza đang ngủ, ông đã cắt một bên vạt áo của mình để không phá rối giấc ngủ của thú cưng.
"Bởi vậy tại hầu hết các nước Hồi giáo như Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ, người dân có mối quan hệ đặc biệt với mèo vì nhà tiên tri của họ rất yêu mến loài vật này”, Tuul giải thích.
Chú mèo đang chơi đùa tại một khu di tích bỏ hoang có tuổi đời hơn 2.000 năm tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu thích mèo hoang, chúng thường bị coi là động vật hoang dã và là nguồn lây lan dịch bệnh.
Bất chấp những tranh cãi về mèo, hầu như mọi người trên thế giới đều không có vấn đề gì về loài động vật này.
Có thể dễ dàng bắt gặp những chú mèo tự do đi lại trong mọi ngõ ngách, đường phố Chefchaouen.
Những con mèo tại Lamu thường có khuôn mặt hẹp và chân dài hơn.
Ở Lamu, chúng là một phần lịch sử văn hoá. Trong khi đó, ở Hy Lạp, mèo lại được pháp luật bảo vệ. Tại nhiều nơi, mèo đã trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày. Bởi vậy họ không quá bận tâm hay cảm thấy khó chịu về sự xuất hiện của chúng.
Bài liên quan Lý do khoa học cho việc mèo hất đổ đồ đạc Được đi du lịch miễn phí khắp nơi nhờ tài chăm mèo Quán cà phê lợn con 'hút khách' không thua cà phê chó, mèo