Các mâm bánh ngày Tết dường như là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của các gia đình. Hãy cùng Shopee Blog khám phá ngay các loại bánh ngày Tết dưới đây để “trổ tài” nấu nướng cho gia đình mình nhé!
Ý nghĩa các loại bánh trong ngày Tết
Đối với Việt Nam, bên cạnh những truyền thống về văn hóa, phong tục thì ẩm thực cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong những ngày Tết. Hình ảnh những chiếc bánh trong mâm cỗ có ý nghĩa to lớn trong văn hóa Tết Việt như:
- Các loại bánh ngày Tết Tạo nên sự đa dạng về ẩm thực của mỗi vùng miền và phong tục làm bánh khác nhau,.
- Mang một nét đẹp truyền thống trong những ngày lễ Tết nguyên đán.
- Giúp gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau
- Thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng thuận lợi
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc của của người dân Việt Nam thông qua từng loại bánh
15+ các loại bánh ngày Tết đậm nét truyền thống
Mỗi loại bánh truyền thống ngày Tết đều mang đại diện cho sự giàu có và những ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Cùng Shopee Blog khám phá ngay 15+ loại bánh nhất định phải có trong những ngày lễ Tết nhé!
Bánh chưng
Mỗi dịp Tết đến, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ gia tiên của người Việt. Theo quan niệm từ thời xa xưa, chiếc bánh chưng của người Việt có hình vuông, tượng trưng cho đất và tình yêu của Mẹ. Lớp lá bên ngoài bao bọc phần bánh thơm ngon, được ví như tình yêu của người mẹ luôn chở che cho các con khỏi giông bão cuộc đời.
Sự kết hợp giữa phần vỏ bánh làm từ loại nếp thơm dẻo, phần nhân béo bùi của đậu xanh và vị ngậy của thịt mỡ đã tạo nên một mùi vị đặc trưng không thể thiếu vào những ngày Tết. Đặc biệt, khi ăn kèm bánh chưng với củ kiệu, dưa món, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vị Tết truyền thống của người Việt.
Bánh chưng, củ kiệu là bộ đôi không thể thiếu trong những ngày Tết (Nguồn: Tạp chí môi trường và cuộc sống) Bánh chưng nhân đậu xanh, thịt mỡ là món ăn không thể thiếu vào những ngày Tết (Nguồn: Long Châu) MUA NGAYBánh giầy
Nếu bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho đất thì bánh dày lại có hình tròn, tượng trưng cho trời. Đây là “cặp bài trùng” không thể thiếu mỗi dịp mai nở. Bánh giầy là loại bánh màu trắng, mềm, dẻo, được làm từ gạo nếp xay nhuyễn. Tùy vào vùng miền mà bánh giầy có thể được ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau. Ở miền Nam, người ta thường ăn bánh giầy với chả lụa, miền Bắc thường kết hợp với nhân đậu xanh hoặc nhân dừa để tạo vị béo cho chiếc bánh.
Bánh giầy kẹp chả lụa – một trong các loại bánh ngày Tết phổ biến (Nguồn: mmbonappetit.com) Bánh giầy phủ đậu xanh – món ăn truyền thống của người dân Việt Nam vào ngày Tết (Nguồn: Góc bếp nhỏ – Youtube) MUA NGAYBánh Tét
Cùng với bánh chưng, bánh giầy, bánh tét cũng là một trong các loại bánh truyền thống ngày Tết của người Việt. Bánh tét sẽ phổ biến hơn ở miền Nam và miền Trung. Thành phần của bánh tét gần giống như bánh chưng nhưng có hình dạng trụ dài .
Nếu bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét lại được gói bằng lá chuối. Bên trong lớp lá là phần nếp dẻo thơm bao bọc lấy phần nhân thịt mỡ và đậu xanh truyền thống. Bên cạnh đó, ngày nay, người ta còn sáng tạo thêm nhiều loại bánh tét với các vị khác nhau như: bánh tét đậu, bánh tét chuối, bánh tét lá cẩm, bánh tét ngũ sắc,… thể hiện sự phóng khoáng, sáng tạo của ẩm thực.
Bánh tét vị nếp cẩm – hương vị sáng tạo trong ẩm thực Việt (Nguồn: Traveloka) Bánh tét là loại bánh phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam (Nguồn: Povena.vn) MUA NGAYBánh xu xê
Bánh xu xê hay còn được gọi là bánh phu thê, thường xuất hiện trong những lễ vật đựng tráp trong ngày ăn hỏi. Bên cạnh đó, loại bánh này cũng là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Trung. Vỏ bánh có màu trắng đục, làm bằng bột gạo. Đặc biệt, ngày nay với sự sáng tạo, phần vỏ bánh xu xê có thể được kết hợp với khoai môn để cho ra màu tím, với lá dứa để cho ra màu xanh,… Bên trong là phần nhân đậu xanh được nghiền mịn, trộn với đường và cơm dừa.
Loại bánh này được ra đời từ thời Lý. Khi vua Lý Anh Tông xuất binh chinh phạt giặc ngoại xâm, hoàng hậu đã ở nhà làm món bánh này gửi ra trận. Vua ăn thấy ngon nên đặt tên là bánh phu thê để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng. Sự xuất hiện của bánh xu xê trong ngày Tết thể hiện ý nghĩa hạnh phúc viên mãn của một gia đình.
Bánh xu xê là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Trung (Nguồn: nemchohuyen.com.vn) Sự xuất hiện của bánh xu xê trong ngày Tết thể hiện ý nghĩa hạnh phúc viên mãn của một gia đình (Nguồn: Handmade.VN) MUA NGAYBánh đậu xanh
Không chỉ là tuổi thơ của nhiều bạn trẻ thế hệ genZ, bánh đậu xanh còn là hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết khi dâng cúng ông bà tổ tiên. Đúng như tên gọi, bánh đậu xanh hoàn toàn được làm từ bột đậu xanh, kết hợp với đường kính, mỡ lợn hay dầu thực vật và chút hương bưởi để tạo vị thơm bùi.
Hộp bánh đậu xanh thường được nén thành các viên nhỏ hình vuông, vừa ăn. Sẽ thật tuyệt nếu một chiều xuân, ngồi hóng cảnh mặt trời lặn, cùng với tách trà nóng nhâm nhi những viên bánh đậu xanh nhỏ. Chắc chắn đó sẽ là những ngày Tết thành thơi và bình yên nhất của bạn.
Bánh đậu xanh là hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết khi dâng cúng ông bà tổ tiên. (Nguồn: Bánh Cốm Nguyên Ninh) Hộp bánh đậu xanh thường được nén thành các viên nhỏ hình vuông, vừa ăn (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam) MUA NGAYBánh in
Dù theo thời gian, có nhiều loại bánh truyền thống ngày Tết để lựa chọn nhưng nhiều người vẫn giữ truyền thống tìm mua bánh in đặt lên bàn thờ gia tiên. Bánh in được làm từ đậu xanh, bột nếp, bột năng, hòa với chút vị ngọt của đường, loại bánh này trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày xuân về của nhiều gia đình miền Trung.
Trên bề mặt bánh còn được in chữ Phúc, Lộc, Thọ như một lời gửi gắm thân tình và trân quý, cầu chúc một năm mới bình an và hạnh phúc. Ngày trước, bánh in được dành cho Vua chúa ở kinh thành xưa. Còn ngày nay, bánh in trở thành món bánh cổ truyền của cố đô Huế.
Bánh in là món ăn không thể thiếu để đặt lên bàn thờ gia tiên. (Nguồn: Leep.app) Bánh in trằng – món ăn được làm từ đậu xanh, bột nếp, bột năng (Nguồn: Bánh Pía Công Lập Thành) MUA NGAYBánh cộ
Nếu không phải là dân sành ăn, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn bánh cộ với bánh in của Huế là 1. Thực ra, đây là 2 loại bánh hoàn toàn khác nhau. Bánh cộ được gói bằng những tờ giấy bóng nhiều màu sắc nhưng với kích thước bé hơn bánh in, chỉ to bằng khoảng 2 ngón tay. Đặc biệt, bánh cộ cũng sẽ có nhiều màu hơn bánh in.
Bánh cộ có vị ngọt dịu, kết hợp cùng hương đậu xanh thơm nhẹ và phần bột bánh. Tất cả hòa quyện với nhau, tạo ra một hương vị đặc trưng. Loại bánh này sau khi sản xuất, thường được đóng thành tháp và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào mỗi dịp Tết hoặc những ngày lễ quan trọng của người dân xứ Huế.
Bánh cộ được gói bằng những tờ giấy bóng nhiều màu sắc (Nguồn: Hodadi) Bánh cộ có vị ngọt dịu, kết hợp cùng hương đậu xanh thơm nhẹ và phần bột bánh. (Nguồn: Blog Hành Trình Du Lịch) MUA NGAY> Xem thêm: Top 20 món ăn ngày Tết đậm đà bản sắc Việt Nam
Bánh ít lá gai
Không giống với những chiếc bánh khác – hình tròn hay hình vuông, bánh ít lá gai giữ cho mình sự khác biệt riêng. Chiếc bánh có màu xanh đen hình nón đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh. Vị thơm của vỏ vánh xuất phát từ những chiếc lá gai được xay nhuyễn, hòa với bột bánh để tạo thành lớp vỏ mềm dẻo. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Vì béo của dừa, vị thơm của lá gai và vị bùi của đậu đã tạo thành một món ăn dân dã trong những ngày Tết.
Bánh gai có hình dáng khác biệt so với các loại bánh khác (Nguồn: dantri.com.vn) Bánh gai có nhân đậu xanh và lớp vỏ mềm mỏng màu đen của lá gai (Nguồn: Hoàng Thịnh Travel) MUA NGAYBánh thuẫn
Nghe có vẻ lạ nhưng bánh thuẫn là một trong các loại bánh ngày Tết quen thuộc của người con miền Trung. Bánh này có hình dáng giống một chiếc cupcake, như những bông mai vàng nở ra. Món ăn này được làm chủ yếu từ bột bình tinh hoặc bột mì, kết hợp cùng với trứng, đường, gừng và vani. Sau đó, sẽ được cho vào khuôn và nướng lên để tạo thành những bông hoa mai vàng nở rộ. Vị ngọt dịu, thơm bùi của bánh đã tạo thành nét đặc trưng không thể thiếu vào những ngày Tết ở miền Trung. Cứ thấy bánh thuẫn là cảm nhận được Tết đang đến gần.
Bánh thuẫn – một trong các loại bánh ngày Tết quen thuộc của những người con miền Trung (Nguồn: Báo Bạc Liêu) Bánh thuẫn có hình ảnh giống hoa mai đang nở, mang vị ngọt dịu, thơm bùi (Nguồn: Bếp bánh) MUA NGAYBánh tổ
Bánh tổ là loại bánh tượng trưng cho sự may mắn và sự thịnh vượng của cả năm. Đây là một trong các loại bánh tết truyền thống của người Hoa. Loại bánh này được làm chủ yếu từ bột gạo nếp và đường, ở một số nơi có thêm mè, gừng hoặc đậu đỏ để thêm đậm vị cho chiếc bánh, thường dùng để cúng lễ theo văn hóa của người Trung Quốc.
Hàng năm, cứ khoảng từ 22 tháng Chạp, người Hoa khu Chợ Lớn sẽ thường bày bán loại bánh này dọc các con đường Những chiếc bánh vàng tươi tô điểm chữ đỏ thể hiện sự may mắn, hạnh phúc những ngày năm mới.
Bánh tổ là loại bánh tượng trưng cho sự may mắn và sự thịnh vượng của cả năm. (Nguồn: Wowweekend) Bánh tổ – món ăn đặc trưng của con dân xứ Quảng (Nguồn: Báo Thanh niên) MUA NGAYBánh pía
Không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, bánh pía là đặc sản của Sóc Trăng, cũng là một trong các loại bánh ngon ngày Tết, được tạo ra bởi người Hoa khi di cư đến vùng đất mới này. Bánh pía có lớp vỏ dày, xốp và mềm, bên trong thường là nhân đậu xanh kết hợp với sầu riêng và trứng muối. Sự hòa quyện của những nguyên liệu này đã làm cho chiếc bánh thêm ngon ngọt và đậm vị. Đặc trưng của bánh pía là vị ngọt béo nên bạn có thể dùng bánh cùng với một ít trà, các loại hạt sấy khô để làm dịu vị ngọt, nhưng vẫn giữ được trọn vẹn hương vị của chiếc bánh nhé!
Bánh Pía là một trong các loại bánh ngon ngày Tết (Nguồn: daylambanh.edu.vn) Bánh Pía thích hợp để dùng cùng với một ít trà để làm dịu vị ngọt, (Nguồn: Traveloka) MUA NGAYBánh khảo
Bánh khảo là một món ăn ngon truyền thống, được bắt nguồn dân tộc Tày – Nùng và Choang. Những chiếc bánh này sẽ được thay thế kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết của người Tày, Nùng. Đối với họ, sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo.
Giống như các loại bánh Tết truyền thống khác, bánh khảo cũng được làm chủ yếu từ đậu xanh, bột gạo nếp và đường kính. Ngoài ra, ở một số nhà cũng có thêm mứt bí và nước hoa bưởi giúp tạo vị thơm cho bánh. Để tăng thêm vị thơm và bùi, người Tày thường trộn thêm nhân lạc, vừng hoặc thịt mỡ.
Bánh khảo – đặc sản ngày Tết của người Tày (Nguồn: 1Check.vn) Bánh khảo kết hợp với táo đỏ tạo mùi hương lạ miệng và ấn tượng (Nguồn: Afamily,vn) MUA NGAYBánh chè lam
Đi cùng với bánh khảo là chè lam – bộ đôi không thể thiếu vào những ngày Tết đến, xuân về trên vùng núi phía Bắc. Tên gọi này làm nhiều người nhầm lẫn đây là món chè ngọt tráng miệng ăn với đá hoặc là món nước nấu từ lá chè. Nhưng thực ra, đây là thức quà vặt ăn dẻo như kẹo gôm, có vị bùi, ngọt và thơm mùi gừng. Món bánh này được làm chủ yếu từ bột nếp, đường mật, mạch nha, gừng, lạc rang, thường được dùng để dâng lên Đức Phật vào những ngày lễ Tết để tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Hiện nay, không chỉ riêng ngày Tết, loại bánh này được bán phổ biến ở các cửa hàng hoặc các sàn thương mại điện tử với nhiều thương hiệu chất lượng như: Ô Mai Hồng Lam, Nguyên Liệu Pha Chế,…
Chè lam là thức quà vặt ăn dẻo, có vị bùi, ngọt và thơm mùi gừng (Nguồn: Traveloka) Bánh chè lam được làm chủ yếu từ bột nếp, đường mật, mạch nha, gừng, lạc rang, (Nguồn: tasteatlas.com) MUA NGAYBánh gấc
Một gợi ý khác cho món bánh ngày Tết đó chính là bánh gấc. Đây là một trong các loại bánh cho ngày Tết của vùng đất Hải Dương. Mang một màu đỏ đặc trưng của quả gấc, loại bánh này tượng trưng cho sự may mắn, thường dược dùng để tặng cho người thân thay lời chúc may mắn đầu năm. Bánh gấc được làm từ bột nếp, gấc, đường và nhân bánh gồm hạt sen, mứt bí, đỗ xanh, dừa nạo và dầu chuối, tạo nên lớp vỏ ngoài dẻo thơm và phần nhân bên trong ngọt bùi, thơm ngon.
Bánh gấc là món bánh truyền thống của vùng đất Hải Dương (Nguồn: trangnauan.com) Bánh gấc mang một màu đỏ đặc trưng của quả gấc, tượng trưng cho sự may mắn (Nguồn: Alongwalker)Bánh nổ
Bánh nổ được xem là “linh hồn Tết” của người dân xứ Quảng. Sở dĩ được gọi là bánh nổ vì loại bánh này khi rang, nếp sẽ bung ra thành những hạt cốm trắng tinh với tiếng nổ lách tách. Loại bánh này được làm chủ yếu từ nếp và đường cát, ở một vài nơi có thêm gừng để làm dịu đi vị ngọt của bánh. Khi thưởng thức, ngoài vị thơm của bánh, bạn còn cảm nhận được mùi của hương đồng gió nội và sự mộc mạc trong từng hạt bánh. Một chiếc bánh nổ giòn thơm, hớp thêm một chén trà nóng, nhâm nhi cùng các loại mứt và cùng trò chuyện thì còn gì thú vị hơn.
Rộn ràng tiếng chày đóng bánh nổ phục vụ Tết (Nguồn; Báo Dân Trí) Bánh nổ được xem là món ăn tình thần ngày Tết của người dân xứ Quảng. (Nguồn: MUA NGAYNhư vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã có thể lưu lại cho mình các loại bánh ăn Tết ngon nhất để chuẩn bị cho những dịp sắp tới. Hãy theo dõi ngay Shopee Blog nếu bạn muốn biết thêm nhiều phong tục khác về ngày Tết ở Việt Nam. Đừng quên còn rất nhiều chương trình ưu đãi khác Shopee dành tặng bạn vào dịp tết này. Xem ngay để mua sắm Tết cực kỳ tiết kiệm nhé!
> Xem thêm: Những hoạt động ngày Tết không thể tách rời của văn hóa người Việt
Đánh giá bài viết