Bên trong thánh đường Hồi giáo phong cách Trung Đông tại An Giang

Lịch sử hình thành thánh đường Amiul Azhar Mosque

Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar thuộc địa phận xã Châu Phong, Tân Châu, An Giang, được xây dựng từ những năm 1959. Cho tới năm 2012, thánh đường được trùng tu mở rộng thêm lần nữa, đã hoàn tất và chính thức khánh thành vào ngày 3/8/2014.

Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới. Ở An Giang, người Hồi giáo theo dòng chính thống hay còn gọi là Chăm islam.



Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar nổi bật giữa khung trời rực nắng ở An Giang bởi ngôi thánh đường này được trang trí chủ yếu bởi hai gam màu trắng và xanh ngọc. Một sự hòa quyện độc đáo nhưng cũng đầy quyến rũ, trời xanh mây trắng tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt mỹ khiến ai ai cũng muốn ngắm nhìn.


Thánh đường Hồi giáo Amiul Azhar Mosque và những tập tục độc đáo

Có thể nhắc đến một số tập tục vô cùng thú vị về người Chăm islam ở An Giang như:

1. Không ăn thịt lợn

Theo người Hồi Giáo, thịt lợn là nguyên nhân gây ra hơn 70 loại bệnh khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các loại bệnh về giun trong đường ruột.

Theo họ, lợn "ô uế" hơn các gia súc khác là vì hệ tiêu hóa của lợn hoạt động với tốc độ nhanh so với những loại gia súc khác (chỉ mất 4 tiếng để tiêu hóa trong khi bò mất tới 24 tiếng), vì thế quá trình bài tiết độc tố cũng ngắn và kém hiệu quả hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, lợn cũng không có tuyến mồ hôi, khiến các mầm bệnh lưu trữ và phát triển trong các mô mỡ, máu và thịt của chúng.

2. Tất cả thánh đường Hồi giáo phải hướng về phía Mecca

Tín đồ cầu nguyện trước một hốc tường được gọi là Mihrab, nơi làm dấu chỉ hướng về thánh địa Mecca ở Arab Saudi. Tại Việt Nam, các Mihrab đều hướng về phía tây.

Theo quy định, các tín đồ đạo Hồi phải cầu nguyện năm lần vào những giờ ấn định trong ngày: trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ.

4. Lễ cưới của người theo đạo Hồi lộng lẫy, khác biệt.

Trong ngày cưới, người Chăm cũng trang hoàng nhà cửa rất đẹp với những màu sắc sặc sỡ. Cô dâu mặc váy dài hơn gối, không xẻ hông và sẽ trùm khăn trắng. Trâm cài tóc, vòng vàng, trang sức đều được chuẩn bị đầy đủ. Về phía chú rể, ngoài bộ trang phục truyền thống, các chàng trai sẽ được diện áo vest.

Bên trong thánh đường Hồi giáo phong cách Trung Đông tại An Giang

5. Nghi thức ăn uống khác biệt

Ở các nước Hồi giáo, phụ nữ không được ăn chung mâm với đàn ông, vì thế, đừng ngạc nhiên nếu bạn được mời đến chơi ở một gia đình Hồi giáo và người bạn khác giới phải ăn riêng mâm.

Một điều cấm kỵ khác bạn cũng nên lưu tâm là không nên bày tỏ tình cảm quá lộ liễu ở chốn đông người như ôm, hôn, khoác vai,... kể cả khi đã là vợ chồng.

6. Tang lễ của người Hồi Giáo

Theo Đạo Hồi, người chết phải được chôn trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi ngưng thở, nhưng không được chôn vào ban đêm. Chân người chết phải hướng về thánh địa Mecca…

Đọc tin mới nhất hôm nay.

Cập nhật tin mới nhất về du lịch.

Bài liên quan
Dân tình kéo nhau đến thánh đường hồi giáo An Giang, chụp ảnh đẹp như bìa tạp chí
Hòa mình vào không gian đẹp như mơ tại thánh đường Hồi giáo Châu Phong
Lạc lối giữa nhà thờ Hồi giáo nhiều màu sắc Nasir al Mulk ở Iran

Bài liên quan
Đền Quán Thánh – ngôi đền đặc biệt mang dấu ấn của Đạo giáo
Cung điện Alhambra - kiến trúc Hồi giáo tuyệt đẹp ở châu Âu
Lễ hành hương Hồi giáo lớn nhất thế giới hạn chế người tham gia do Covid-19