Các khu chợ đường phố ở Thổ Nhĩ Kỳ ra đời từ nhu cầu của các cư dân sống trong các khu đô thị quy hoạch kém, có ít không gian công cộng, buộc phải sử dụng đường phố làm nơi họp chợ. Đồng thời, các khu chợ này được hình thành từ truyền thống gắn kết cộng đồng, mọi người xem nhau như anh em trong gia đình của người dân Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi.
Trên các đường phố ở Thổ Nhĩ Kỳ đều có một khu chợ đường phố chuyên bán nhiều loại thực phẩm hàng ngày cho người dân. Các khu chợ này được dựng lên tạm bợ, tổ chức mỗi tuần một ngày tại một khu phố từ 5h sáng đến 6h tối. Sang ngày tiếp theo, chợ sẽ được dời sang khu phố khác.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá chợ đường phố là kênh tiêu thụ nông sản và cung cấp thực phẩm tươi sống rất quan trọng. Chợ đường phố được tổ chức tại khắp các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp hàng hóa cho người dân đô thị và giúp người dân ở các vùng nông thôn tiêu thụ nông sản.
Chợ tuần ở Đức
Thành phố Munich là nơi nổi tiếng với các phiên chợ tuần ở Đức. Chợ tuần đầu tiên ở thành phố này được tổ chức vào ngày 20/5/1969 nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm tại một số khu vực. Phiên chợ tuần đầu tiên được họp một hoặc hai lần trong một tuần trong thời gian vài giờ hoặc cả ngày.
Sau 1 năm thử nghiệm, chợ tuần được chính thức triển khai toàn thành phố. Đến năm 1989, chính quyền thành phố Munich bắt đầu thử nghiệm mô hình chợ nông dân theo xu hướng mới nhất trên thế giới. Chợ nông dân là chợ tạm họp theo tuần nhưng chỉ dành riêng cho người nông dân địa phương bán sản phẩm của chính mình.
Từ những năm 1970 của thế kỷ 20, quá trình toàn cầu hóa trên thế giới bắt đầu làm đứt gãy mối liên hệ giữa hệ thống sản xuất và phân phối lương thực thực phẩm với các hệ sinh thái khác của con người. Việc nối lại mối liên hệ trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng nhằm khôi phục sự kiểm soát hệ thống phân phối đã trở nên cách biệt và khó quy trách nhiệm. Đó chính là nguyên nhân khách quan cho sự ra đời của hệ thống chợ nông dân ở Đức và nhiều nước trên thế giới.
Chợ nông dân với sự tương tác trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng hứa hẹn sự kết nối nhân văn không có được ở các siêu thị và chợ đầu mối. Sự tiếp xúc trực tiếp giữa nông dân và người tiêu dùng còn tạo chỗ cho cộng đồng phát triển các liên kết xã hội và tăng thêm các giá trị đạt được trong các quyết định mua bán, kết hợp và cân bằng phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
Các ưu thế của các khu chợ nông dân
1. Giúp ích trong việc phân phối lương thực, thực phẩm
Chợ nông dân chiếm ưu thế hơn các kênh phân phối lương thực, thực phẩm ở các khu vực đông dân cư. Các khu chợ nông dân là phương tiện giành lại quyền kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm từ tay các tập đoàn đa quốc gia và hồi sinh các cộng đồng nông nghiệp địa phương.
Đồng thời, các khu chợ này còn giúp cho người nông dân được ra thành phố mở mang tầm nhìn, thiết lập các mối quan hệ cá nhân, qua đó thúc đẩy việc mua bán, giao lưu văn hóa ở các vùng miền. Có thể nói, chợ nông dân buộc người nông dân và người thành phố tụ hội và hiệp thương.
Chợ nông dân còn tạo ra các cơ hội việc làm cho những người nông dân. Khả năng tiêu thụ tăng lên sẽ kích thích nông dân tăng sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, đồng thời, lại giảm sự phụ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến. Ngoài ra, chợ nông dân còn là cơ hội để người nông dân học hỏi văn hóa đô thị, vui chơi giải trí, xóa bỏ cách biệt về lối sống giữa nông thôn và thành thị.
2. Mang lại nhiều lợi ích cho nông dân
Chợ nông dân giúp người nông dân tiếp nhận được những thông tin phản hồi trực tiếp của khách hàng để điều chỉnh và đổi mới sản phẩm. Điều này sẽ giúp người nông dân tạo thêm được nguồn thu nhập, góp phần phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống ở nông thôn.
Chợ nông dân giúp người nông dân có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng để họ hiểu hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp hàng hóa hàng ngày. Đồng thời, qua đó người tiêu dùng cũng hiểu hơn về các giới hạn của sản phẩm cũng như các yêu cầu hơn nữa đối với sản phẩm.
Chợ nông dân còn là một điểm đến thu hút khách du lịch. Thông qua các khu chợ này, người nông dân có thể giới thiệu các đặc sản ở vùng quê của mình. Các Sản phẩm đó sẽ tạo ra thương hiệu của chợ và ngược lại chợ sẽ quảng bá, tạo nên thương hiệu vùng cho sản phẩm, thu hút khách hàng từ các nơi khác và cả khách du lịch.
Chợ nông dân còn giúp nông dân đa dạng hóa sản phẩm, tăng đa dạng hóa sinh học. Chợ nông dân tăng sự hiểu biết và gắn kết của cư dân đô thị với người nông dân và nông thôn. Từ đó người nông dân nhận được thêm sự ủng hộ trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất canh tác, bảo vệ cộng đồng nông thôn chống lại quá trình đô thị hóa, góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái.
Có thể thấy, chợ nông dân là một giải pháp hiệu quả cho những người nông dân nhỏ lẻ trước sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản lương thực thực phẩm. Các khu chợ này sẽ giúp người nông dân bán được những sản phẩm có giá thành cao trước sự cạnh tranh và chèn ép của các công ty, tập đoàn sản xuất, chế biến và phân phối lương thực thực phẩm.
Đọc tin mới nhất hôm nay
Bài liên quan Đến 6 khu chợ đường phố này để cảm nhận văn hoá địa phương tại Hong Kong Ngôi chợ bán thịt dơi giữa đại dịch Covid-19 ở Indonesia Singapore tổ chức lễ hội vinh danh văn hóa ẩm thực đường phố