Nhà Thanh là một triều đại do người Mãn Châu - một dân tộc thiểu số du mục - thành lập.
Khi lập nên nhà Thanh, người Mãn Châu đã tiếp nhận đáng kể văn hóa từ người Hán, trong đó có trang phục. Hán phục có phần tay áo khá rộng và dài, có thể gần như chạm đất.
Trong khi đó, tay áo thường thấy ở tộc người Mãn Châu gọn gàng hơn, vi họ sống ở khu vực phía Bắc, thường cưỡi ngựa, bắn cung nên cần y phục thuận tiện cũng như để tránh dính bùn đất.
Khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, tay áo cũng dần rộng hơn nhưng không còn "lê thê" như Hán phục nữa.
Về việc lễ nghi khi diện kiến vua, chỉ có triều Thanh mới xuất hiện hành động phất hai ống tay áo này, dù kiểu tay áo rộng không chỉ độc quyền ở thời nhà Thanh. Vì sao hành động này lại trở thành một điều không thể thiếu khi gặp vua, chúng mang ý nghĩa gì?
1. Phất hai ống tay áo thể hiện sự “Lưỡng tụ thanh phong”
“Lưỡng tụ thanh phong” có thể hiểu là "Hai tay chỉ có gió nhẹ", thể hiện sự thanh khiết, liêm chính của người làm quan, trong tay không giấu giếm điều gì.
Có thể thấy, việc phất hai ống tay áo không chỉ làm cử chỉ chầu vua thêm trang trọng, đẹp mắt mà còn thể hiện phẩm giá của bề tôi.
2. Trong tay không giấu giếm vũ khí
Việc phất tay áo hai lần cũng nhằm thể hiện vị quan đó không có ý ám hại hoàng đế, không giấu vật gây tổn thương đến quân vương trong tay. Có thể thấy, các bậc vua triều Thanh đã cẩn thận, đa nghi thế nào.
Không chỉ có quan lại, phi tần khi thị tẩm cũng phải khỏa thân, được cuộn trong chăn và được thái giám cõng đến cho hoàng đế để đảm bảo phi tần đó không giấu vật ám muội trong y phục.
Bài liên quan Lý do không nên uống nước trên máy bay gây ‘rùng mình’ 'Điểm đến hàng đầu châu Á 2021' gọi tên Việt Nam