Bí ẩn sau tông giọng 'chói tai' của nhân viên dịch vụ ở Hàn Quốc

Dù nam hay nữ, nhân viên dịch vụ ở Hàn Quốc có tông giọng cao chói lói

Theo bạn A Síng Đi Đại Hàn (du học sinh Việt tại Hàn Quốc, chủ kênh Youtube cùng tên), đa phần các nhân viên dịch vụ ở quán cà phê, quán ăn và cửa hàng tiện lợi... ở Hàn Quốc đều có giọng khá cao, lảnh lót khi nói chuyện với khách hàng.

Dù những nhân viên này là nam hay nữ, họ đều đối đáp với khách hàng bằng chất giọng trong trẻo và có phần kì lạ này. A Síng vốn không để ý đến việc trên, nhưng vì đã gặp khá nhiều lần và tận mắt chứng kiến bạn mình (làm việc tại Starbucks) cũng dùng lối nói này, anh càng tò mò hơn và cho rằng đây là "luật ngầm" ở Hàn Quốc.

Trong đoạn clip, A Síng cho biết, có một nhân viên nam nọ vừa trao đổi với anh bằng chất giọng lanh lảnh, nhưng sau đó khi nói chuyện với đồng nghiệp thì lại trở về tông giọng bình thường, không hề bị "ép" cho cao lên mà còn trầm thấp hơn.


Vì sao nhân viên dịch vụ ở Hàn Quốc phải tập để nói giọng cao "chói" như vậy?

Lúc này, người bạn của A Síng mới giải thích rằng: Đây thực chất là một luật lệ ngầm trong ngành dịch vụ ở Hàn Quốc, rõ nét hơn ở những chuỗi cửa hàng lớn, quán ăn/quán cà phê có tên tuổi. Người bạn này chia sẻ, nhân viên dịch vụ được dạy phải dùng tông Sol để trò chuyện với khách hàng (còn 3 tông nữa là đến nốt cao nhất trong 8 nốt nhạc).

Theo các nhà quản lý ở Hàn Quốc, nhân viên dùng tông giọng trầm thấp để trả lời khách dễ tạo cảm giác "thống trị, kẻ trên", khiến khách hàng không thoải mái. Vì thế, dù là nhân viên phục vụ nam hay nữ đều phải luyện tập để nói tông từ Sol trở lên, giúp chất giọng lanh lảnh, nhẹ nhàng, vui tươi và tạo cảm giác yếu đuối hơn.

Người bạn của A Síng cũng nói thêm, có thể du học sinh Việt không cần phải tập luyện để nói được ở âm vực tông Sol nhiều vì tiếng Việt vốn có dấu thanh, chất giọng của người Việt từ đó cũng du dương và "lanh lảnh" sẵn. A Síng cũng đồng ý rằng phần lớn các bạn nam người Hàn có giọng khá thấp.

Nhờ chia sẻ của A Síng, có thể thấy được người Hàn chú trọng đến chất lượng dịch vụ, trải nghiệm khách hàng một cách tỉ mỉ, tinh tế ra sao. Với sự "o bế", quan tâm khách hàng nhường này, cảnh thường thấy trên phim khi hàng loạt nhân viên cửa hàng quần áo, giày dép chạy theo sau khách hàng có là sự thật 100% cũng không lạ.

Bài liên quan
Bí ẩn sau tông giọng 'chói tai' của nhân viên dịch vụ ở Hàn Quốc
Sự thật sau 'niềm tự hào' Ratatouille của ẩm thực Pháp
Chú chó thông minh nhất Thổ Nhĩ Kỳ, một mình 'đi sạch' tàu điện, xe bus, phà...