Phố Hàng Gai bán đồ chơi Tết Trung thu vào năm 1926. Hàng Gai là con phố thuộc một đoạn đường đi từ Bờ Hồ đến Cửa Nam qua Hàng Bông. Ngày nay, con phố này là nơi mua bán tơ lụa sầm uất bậc nhất Hà Nội, hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
Trước đây, Hàng Gai là con phố bán nhiều loại đèn lồng có tạo hình các con vật ngộ nghĩnh, thu hút rất nhiều trẻ em mỗi dịp Tết Trung thu hàng năm.
Những chiếc đèn ông sao cỡ lớn được trưng bày ngay trên phố, thu hút sự chú ý của nhiều người. Đèn ông sao là món đồ chơi Trung thu xuất hiện sớm nhất ở Hà Nội.
Chọi gà là loại đồ chơi Trung thu làm bằng gỗ năm 1937. Hai chú gà trong trò chơi này được điều khiển bằng một sợi dây. Khi chuyển động sợi dây, hai chú gà sẽ chọi nhau và phát ra tiếng kêu rất vui tai.
Đồ chơi đèn gậy hình con cua là ước ao trước Tết Trung Thu của nhiều trẻ em Hà Nội thời xưa. Đây là một món đồ chơi Trung thu truyền thống mang ý nghĩa, tượng trưng cho mong muốn của cha ông về một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, có thể góp sức giúp nước, giúp dân.
Đám múa lân sư trên phố Hàng Thiếc. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn và điềm tốt lành và không thể thiếu vào dịp Tết Trung thu Hà Nội xưa.
Những người phụ nữ Hà Nội mặc áo dài truyền thống nặn bánh Trung thu ở phố Hàng Đường vào năm 1928. Bánh Trung thu là biểu tượng cho sự đoàn tụ gia đình và hạnh phúc. Bên cạnh đó, chiếc bánh này còn tượng trưng sự cảm ơn của người dân Việt đối với trời đất và thiên nhiên vì đã mang đến cho họ một vụ mùa bội thu.
Mâm cỗ Tết Trung thu trong nhà một gia đình trên phố Hàng Thiếc. Một mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Hà nội sẽ có một ông tiến sỹ giấy thể hiện mong ước cầu cho con cái học giỏi, thành đạt của các bậc cha mẹ. Tiếp đến sẽ có bánh dẻo, bánh nướng, bánh đậu xanh, cùng các sản vật mùa thu đặc trưng của Hà Nội như cốm, na, chuối, hồng, bưởi, hạt dẻ…
Bài liên quan Bánh Trung thu trên thế giới có gì đặc sắc? Ý nghĩa của bánh Trung thu trong ngày tết đoàn viên Tết Trung thu ở Việt Nam và các nước Châu Á khác nhau thế nào?