Khám phá những 'ngôi chùa mang tên các Bà' ở Hà Nội

Chùa nói chung là biểu trưng cho nét văn hóa tâm linh đặc sắc. Riêng ở Hà Nội, khá thú vị là có nhiều "ngôi chùa mang tên các Bà": chùa Bà Ngô, chùa Bà Nành, chùa Bà Đá, chùa Bà Già, chùa Bà Đanh,…

1. Chùa Bà Ngô

Địa chỉ: số 128, Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa.

Tương truyền chính ở chùa này vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đă gặp tiên, cùng tiên ngâm vịnh. Gọi là chùa Bà Ngô vì có tích chuyện kể rằng chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể là người xây chùa là một bà có chồng là người nước Ngô (Trung Quốc).

Chùa có gần 900 năm tuổi, năm 1993 được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Sau khi được trùng tu, chùa trở nên khang trang như ngày nay với đầy đủ kiến trúc của một công trình thờ Phật: tam quan, tiền đường, hậu đường, nhà Tổ, điện Mẫu và nhiều di vật, tế khí quý. Ngoài các bia đá, câu đối, chùa còn đang lưu giữ nhiều pho tượng cổ, cửa võng, hoành phi, đại tự, hương án và đồ tế khí quý giá.

2. Chùa Bà Nành

Chùa Bà Nành mang biển số nhà 27 phố Văn Miếu và một cổng số 152 phố Nguyễn Khuyến quận Đống Đa.

Tương truyền, đây vốn là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành. Bà là người phúc hậu, hay giúp đỡ người nghèo. Khi về già, bà đă bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa và xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng làm bàn bán hàng. Nay tượng và bàn đá đó vẫn còn. Dân làng gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là "Tiên Phúc tự".

Có một tích khác liên quan đến ngôi chùa này, gắn liền với một bối cảnh lãng mạn. Ấy là từ đầu thế kỷ XIII, vua nhà Lý đã cho dựng ngôi chùa này. Đến đời nhà Trần thì chùa đổi tên là Tiên Phúc vì theo lời đồn đại trong dân gian, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy có nàng tiên xuất hiện thướt tha trước sân chùa. Khi vua Lê Thánh Tông đến chùa ngắm cảnh thì bỗng từ trên gác chuông thấy hiện ra một người con gái đẹp ngâm nga mấy vần thơ:

“Ở đây mến cảnh, mến thầy

Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng người.”

Nhà vua đã cùng nàng tiên xướng họa, sau đó, nàng tiên biến mất tại đình Quảng Văn.

3. Chùa Bà Đá

Địa chỉ: nhà 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm.

Lịch sử chùa được kể như sau: đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Báo Thiên (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá tên chữ là "Linh Quang tự". Pho tượng đá đã bị mất trong vụ cháy chùa thời Pháp thuộc.

Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần cho định cư một bộ phận người Chăm (tù binh, hàng binh)được đưa từ phía Nam ra. Những người này dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đă phiên âm là Đa-da-li. Thái sư Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư Chăm trụ trì tại chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".

5. Chùa Bà Đanh

Địa chỉ: 199B Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Đây cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đă cho làm một thiền viện (vừa là chùa, vừa là một trung tâm nghiên cứu) ở g̣ò Phượng Chuỷ bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là thiền viện Châu Lâm. Gò Phượng Chuỷ nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Sau người Chăm chuyển sang khu vực khác, thiền viện hoang phế nên có câu ngạn ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh".

Tới thời Pháp thuộc, thực dân bắt dời chùa đi để xây xưởng in rồi xây trường học (trường Trung học Bảo hộ - trường Bưởi). Đồ thờ ở chùa Châu Lâm được đưa sang thờ chung với chùa Phúc Châu ở chỗ nay là số nhà 199B phố Thuỵ Khuê, gọi gộp là chùa Phúc Lâm. Nhưng hiện nay trong chùa còn tấm bia ghi dòng chữ "Châu Lâm tự hiệu là Bà Đanh tự". Có người nghiên cứu về địa phương này cho tên chùa là chùa Bà Đanh với suy luận rằng chùa vốn của người Chăm, tất có tượng các vũ nữ ở tư thế múa, tay dang, chân khuỳnh. Do vậy mà có tên Bà Banh, đọc trại thành Bà Đanh.

6. Chùa Bà Móc

Địa chỉ: 27 phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm.

Chùa cũng không c̣òn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là trăm năm và từng được đặt tên cho một bến sông ở kinh thành Thăng Long.

7. Chùa Bà Tấm

Địa chỉ: Dương Xá - Gia Lâm thờ bà Nguyên phi Ỷ Lan triều nhà Lý.

Thời Lý di tích thuộc hương Thổ Lỗi, sau đổi thành hương Siêu Loại, rồi huyện Siêu Loại. Từ thời Lê Trung Hưng, văn bia cổ cho biết đền chùa Bà Tấm thuộc hai xã Dương Xá và Dương Nguyên, huyện Siêu Loại. Trước năm 1944, các xã trên đều thuộc cùng một tổng Dương Quang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Dương Xá thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Bài liên quan
Khám phá những 'ngôi chùa mang tên các Bà' ở Hà Nội
Khám phá 5 ngôi chùa ở miền Tây có kiến trúc cực đẹp
Ngôi chùa bỏ hoang gần 20 năm trở thành thư viện hiện đại
Đắm chìm vào khung cảnh thơ mộng tại chùa Nghĩa Sơn Nha Trang