Trên thực tế, những người cao tuổi có sức khoẻ yếu, hệ miễn dịch kém sẽ càng dễ mắc Covid-19. Do đó, nhóm đối tượng có độ tuổi trên 65 và cả những người mắc các căn bệnh mạn tính như bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người có tình trạng béo phì được khuyến khích tiêm phòng càng sớm càng tốt. Bộ Y tế cũng ưu tiên tiêm người cao tuổi tại các bệnh viện để đảm bảo công tác cấp cứu.
Trước đó, trong hướng dẫn của Bộ y tế yêu cầu các đơn vị tiêm phòng cần khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm vaccine Covid-19 cho người lớn tuổi và các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đó phải có đủ năng lực hồi sức, cấp cứu kịp thời.
Những người có bệnh nền, sức đề kháng kém hay người cao tuổi sau tiêm sẽ dễ không chịu nổi phản ứng của thuốc dẫn đến bị mệt mỏi, ốm sốt. Các bác sĩ khuyến cáo nhóm đối tượng này nên bổ sung đầy đủ vitamin, các chất dinh dưỡng trước và sau khi tiêm. Tránh bia rượu 3 ngày khi tiêm về đề phòng những rủi ro không đáng có.
Bên cạnh đó, người cao tuổi khi đi tiêm cần có thành viên trong gia đình đi cùng để quan sát và chăm sóc kịp thời. Người chăm sóc cho người cao tuổi đi tiêm vaccine Covid-19 cũng cần có kiến thức, kỹ năng để kiểm soát tốt bệnh nền trong khoảng thời gian sau tiêm 3 ngày. Nếu cảm thấy đau, đỏ hoặc nóng tại vị trí tiêm; mệt, đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau cơ và khớp, buồn nôn....cần gọi điện tư vấn bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Ngoài ra trong văn bản hướng dẫn mới được đề cập ngày 10/8 có nêu cả những nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng gồm: Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm nhiệt độ dưới 35,5 độ C và trên 37,5 độ C, mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút, nhịp thở trên 25 lần/phút...
> Đọc thêm tin tức mới trong ngày.
Bài liên quan Phụ nữ mang thai có được phép tiêm vaccine Covid-19? Người ở một mình cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?