Có lẽ rằng, những điều luật kì lạ ở Nhật Bản sau đây đã góp phần mang tới sự yên bình, hiện đại và văn minh cho xứ phù tang.
1. Ép ai đó uống rượu ở Nhật là bất hợp pháp
Trong các nomikai (tiệc nhậu), các sếp và đồng nghiệp thường là những nhân vật chính. Áp lực từ bạn bè, không dám từ chối cấp trên... là những lý do phổ biến khiến người Nhật phải uống bia rượu dù không muốn.
Những điều này có thể được coi là "quấy rối bằng quyền lực". Vì vậy để bảo vệ người lao động Nhật Bản, luật này đã được thông qua cách đây khoảng 2 năm. Do luật này, số lượng các buổi nhậu nhẹt tương tự đã giảm đáng kể.
2. Có thể bị bỏ tù vì bỏ kem vào hộp thư
Bỏ kem vào hộp thư nghe có vẻ như một trò đùa vô hại, nhưng ở Nhật Bản, bạn có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc bị phạt tối đa 500.000 yên (~ 4731,68 USD) nếu làm như vậy.
Năm 2006, một người đưa thư 42 tuổi đến từ tỉnh Saitama đã bị bắt vì để kem chocolate bên trong hộp thư. Vì vậy, điều 78 của Luật Bưu chính ra đời nhằm bảo vệ tất cả các tài sản bưu chính khỏi những hư hại không đáng có.
3. Người lái xe sẽ bị phạt nếu té nước mưa vào người đi bộ
Hẳn ai cũng một lần trải qua cảm giác bị những chiếc xe phóng nhanh hắt nước mưa đọng trên đường vào người. Ở Nhật, việc lái xe bất cẩn như vậy không được chấp nhận và người lái xe có thể bị phạt tới 7.000 yên (~ 66,24 USD).
Luật cũng quy định rằng các phương tiện phải lắp các tấm chắn bùn hoặc chạy chậm hơn khi trời mưa để không bị ảnh hưởng đến sự an toàn của người đi bộ.
4. Không thể đổ rác quá sớm
Trước hết, bạn cần phân loại rác tại nhà và thực hiện nghiêm túc "3R"- tạm dịch là tái chế, giảm thiểu rác và tái sử dụng. Ngoài ra, có một số quy định liên quan đến rác như bạn chỉ được mang rác ra xe bán tải vào những ngày được chỉ định.Nếu bạn du lịch Nhật Bản dài ngày, bạn phải làm quen với giờ đổ rác của họ.
Việc đem rác ra trước khi xe thu gom tới không hữu ích lắm ở Nhật, vì theo họ điều này có thể dẫn dụ gấu trúc hoang tới lục phá thùng rác. Ngoài ra, để rác trước nhà có nguy cơ hỏa hoạn.
5. Chuyển thư hàng xóm của bạn bị sai địa chỉ cho họ là bất hợp pháp
Điều 42 của Luật Bưu chính được đưa ra để bảo vệ quyền riêng tư của cả người gửi và người nhận. Vì vậy, chuyển thư của hàng xóm cho họ khi nó tình cờ xuất hiện trong hộp thư của bạn là bất hợp pháp - một điều luật kì lạ ở Nhật Bản chẳng mấy ai tin.
Nếu có lá thư lạ nào đi lạc vào hộp thư nhà bạn, hãy gửi lại và để bưu điện xử lý. Tội trạng này không quá nghiêm trọng, bạn có thể không bị buộc tội vì đưa trả thư cho hàng xóm (trừ khi họ cố tình gây hấn với bạn).
6. Vợ chồng sống riêng là bất hợp pháp trừ khi có "lý do chính đáng"
Trừ khi có lý do chính đáng (công việc, sức khỏe...), vợ chồng được quy định là phải ở cùng nhau nhằm đảm bảo họ san sẻ chi phí sinh hoạt và ngăn tỷ lệ ly hôn do thời gian ly thân kéo dài.
7. Công dân Nhật trong độ tuổi từ 40 đến 74 phải đo vòng eo hàng năm
Là một phần của Luật Metabo năm 2008, chính phủ sẽ kiểm tra vòng eo của công dân sau khi họ bước sang tuổi 40 nhằm đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh. Giới hạn vòng eo đối với nam là 85,09cm và 89,92cm đối với nữ.
Các công ty thậm chí còn sắp xếp các khóa học giảm cân để giúp những nhân viên khỏe mạnh, cân đối.Vì Nhật Bản là quốc có dân số già nên, người cao tuổi cần phải thật khỏe mạnh nếu không muốn trả một lượng phí khổng lồ để chăm sóc sức khỏe.
8. Công dân Nhật Bản cần thông báo cho chính phủ trước khi đến Nam Cực
Hầu hết mọi người không cần thông báo cho chính phủ về điểm đến kỳ nghỉ tiếp theo của họ. Nhưng ở Nhật Bản, bạn cần phải làm vậy nếu muốn du lịch đến Nam Cực. Vốn là vào năm 1997, Nhật Bản đã ký Hiệp ước Nam Cực nhằm giữ nơi này an toàn trước tác hại của môi trường. Vì thế, Nhật Bản hạn chế công dân tham gia vào các hoạt động có thể khiến hiệp ước bị phá vỡ.
9. Bạn có thể ngồi tù tới... 29 ngày nếu để lộ đùi hoặc mông nơi công cộng
Những chiếc váy ngắn là trang phục khá được ưa chuộng với phụ nữ Nhật. Tuy vậy, việc để lộ đùi hoặc mông nơi công cộng là vi phạm pháp luật theo một đạo luật được thông qua năm 1948. Hầu hết mọi người không biết về quy tắc này và nó hiếm khi được thi hành.
10. Sở hữu máy bộ đàm (ví dụ như máy bộ đàm UHF-CB) mua từ quốc gia khác là bất hợp pháp
Mang theo máy bộ đàm khi du lịch Nhật Bản có thể hơi... kì quặc. Nhưng nếu bạn có ý định cho nó vào hành lý, hãy nghĩ lại.
Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới phát thanh để chuyển tiếp những thông tin quan trọng. Máy bộ đàm nước ngoài của bạn có thể khiến mạng lưới trở nên lộn xộn vì nhiễu sóng. Nếu không tuân thủ luật này, bạn có thể bị phạt tù 1 năm hoặc phạt tiền lên đến 1.000.000 yên (~ USD9.423,52).