7 kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu giúp bạn vượt qua đại dịch hay mọi biến cố khác

Ở thời điểm này, chúng ta không có nhiều lựa chọn. Một lối sống "bình thường mới" đã bắt đầu nhưng chúng ta không được phép "bình thường", mà phải "mới" để có thể sống tốt trong bối cảnh hiện tại.

Để tiếp tục phát triển và thành công hơn nữa, những kỹ năng nghề nghiệp sau là điều mà ai cũng cần phải trang bị. Nhất là trong giai đoạn khó khăn toàn cầu này, nếu chúng ta không cải thiện bản thân một cách toàn diện, đa năng hơn thì sẽ dễ trở thành người đứng bên lề thị trường.

Kỹ năng "khiến bản thân trở thành người giỏi nhất"

Một trong những cuốn sách kỹ năng sống bán chạy nhất có tên là “Làm thế nào chuyển bại thành thắng”của Scott Adams, ông chia sẻ về kỹ năng đặt bản thân vào vị trí những người giỏi nhất với những gì bạn có thể làm. Hãy làm trắc nghiệm, tham khảo ý kiến người thân... để tìm ra bộ kỹ năng, sở trường của mình. Đã xác định được rồi, hãy tìm cách làm thế nào để trở thành người ưu tú hơn cả trong số những người cũng có kỹ năng tương tự.

Hãy tạo cho bản thân “bộ kỹ năng” chỉ riêng bạn có và thật nổi bật. Tập trung vào việc củng cố tài năng và khả năng tự nhiên của bạn làm nền tảng, sau đó phân nhánh để xây dựng các kỹ năng phụ trợ.Điều này sẽ giúp bạn nhân lên hiệu quả của nỗ lực của bạn.

Làm giàu kỹ năng phụ để nâng cao giá trị

Nếu bạn muốn xây dựng khán giả, bắt đầu một phong trào, có được những khách hàng trung thành hoặc thậm chí thu hút đúng người vào cuộc sống của bạn, bạn luôn cần kỹ năng phụ/yếu tố phụ bên cạnh kỹ năng/sản phẩm đặc trưng của bản thân. Không chỉ là người ưu tú ở lĩnh vực mình giỏi, bạn còn biết thêm nhiều kỹ năng phụ trợ khác (ở mức khá hay cơ bản) - sẽ lợi thế hơn, đúng không?

Một số cách đơn giản bạn có thể bắt đầu:

Viết blog: Ngay cả khi bạn không muốn trở thành nhà văn, sử dụng blog để chia sẻ suy nghĩ về ngành của bạn có thể thu hút khách hàng, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư...

Video: Bạn có thể bắt đầu đưa nội dung video trực tuyến bằng cách đơn giản bằng... smartphone cũng được, không cần phải có camera "xịn" mới có thể quay vlog.

Mạng xã hội: Facebook, Instagram hay Tiktok là những kênh mạng xã hội phổ biến nhất hiện tại. Xác định được thế mạnh của bản thân và khách hàng tiềm năng rồi, bạn nên suy xét xem kênh nào sẽ phù hợp để bạn thể hiện chúng cho nhiều người xem hơn.

Khả năng điều khiển cảm xúc cá nhân

Trí thông minh cảm xúc (EQ) đã phát triển, được chú ý hơn trong những năm qua, nhưng phần lớn trong chúng ta chưa thực sự biết tận dụng nó. Trí tuệ cảm xúc thực sự đơn giản có nghĩa là bạn biết cách điều chỉnh cảm xúc để tạo ra kết quả tích cực. Cảm xúc chúng ta được thể hiện qua một số khía cạnh như:

Khả năng tự nhận thức: Hầu hết mọi người có thể thành thật với chính mình. Sự hợp lý hóa và cái tôi to lớn của họ là vật cản đến thành công của chính họ. Nếu bạn biết bạn là ai - từ điểm mạnh đến hạn chế, bạn sẽ biết cân đối để tạo lợi thế cho bản thân.

Khiêm tốn: Cái tôi to lớn, sự sợ hãi chính là hình thức khác của sự tự tôn quá đà. Bạn nghĩ rằng, bạn rất quan trọng đến mức thế giới quan tâm nếu bạn thất bại nhưng thực chất mấy ai quan tâm đến điều đó đâu!

Ngược lại, sự khiêm tốn là kỹ năng sống cần thiết nhất mà bạn cần được đặt lên trên, đặt cái tôi của bạn sang một bên và thể hiện tài năng của bạn.

Kiên nhẫn & ổn định: Nếu bạn có khả năng thực hiện ý tưởng của mình mà không để vui buồn thất thường, sự kiện bất ngờ... ảnh hưởng, bạn sẽ nhận được kết quả như mong muốn. Đây là một kĩ năng cần được rèn giũa, vì không phải người tài giỏi nào cũng kiên định, lý trí với những mục tiêu mình đã đề ra mà... gãy gánh giữa đường chỉ vì những cảm xúc cá nhân.

Kỹ năng tối đa hóa thời gian

Nếu bạn có kỹ năng tách mình/giảm mức độ phiền nhiễu của môi trường thì bạn sẽ làm việc năng suất hơn. Làm việc 4 ngày mà tập trung thì năng suất còn cao hơn làm việc trong hơn 5-6 ngày.

Nếu bạn tập trung cao độ, bạn chỉ cần tốn 20% công sức và tạo ra 80% kết quả. Trong thời buổi phải làm việc ở nhà/từ xa, kĩ năng quản lý thời gian, tập trung và sắp xếp công việc lại càng quan trọng hơn.

Một số cách để bạn quản lý thời gian và làm việc tập trung hơn:

Quản lý thời gian: Viết ghi chú (bullet journal), dùng ứng dụng Notion, Momentum, Google Keep...

Làm việc tập trung hơn: Sử dụng phương pháp Pomodoro, vừa làm việc vừa nghe những kênh Youtube mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

Bài liên quan
7 kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu giúp bạn vượt qua đại dịch hay mọi biến cố khác
Làm việc ở nhà nên xem kênh Youtube nào để năng suất hơn?

Kỹ năng kết nối với con người

Hãy tạo ra những mối quan hệ có giá trị (với những người bạn cảm thấy thú vị và thực sự muốn kết thân nhé). Việc "đưa bản thân ra ngoài" sẽ giúp chúng ta dễ dàng kết nối với thế giới, mang đến những cơ hội mới hơn.

Về những mối quan hệ mang đặc tính "công việc", có rất nhiều hành động đơn giản bạn có thể thực hiện để kết nối, thu hút sự chú ý của họ:


Mua và đánh giá sản phẩm của họ,
Chia sẻ, tặng sản phẩm của bản thân cho những đối tượng tiềm năng;
Tham gia vào những nơi mà bạn có thể tìm thấy những người cùng chí hướng (hội thảo, workshop...)...

Kỹ năng khiến CV của bạn trở nên nổi bật

Đây là một kỹ năng nghề nghiệp thường bị "ngó lơ". Thay vì có một bản lý lịch chứa đầy những gạch đầu dòng nhàm chán, bạn nên có những bằng chứng thể hiện được những gì mình đã làm. Tất cả những công đoạn này là một phần xây dựng nên thương hiệu cá nhân.

Ngoài CV, hãy để lại dấu ấn và thành quả của bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau: Một bảng thiết kế, một video đơn giản tự quay dựng, một bức vẽ...

Kỹ năng tư duy kinh doanh

Không có khả năng suy nghĩ và bán ý tưởng của mình (một nhân viên thực chất là đang bán dịch vụ của mình cho chủ lao động đấy thôi), bạn sẽ sớm thụt lại phía sau. Ở đây, chúng tôi nói về tư duy kinh doanh chính bản thân mình.

Cho dù bạn có muốn bắt đầu kinh doanh hay không, hãy coi cuộc sống của mình như một “doanh nghiệp”, và bạn là sản phẩm. Bạn vừa chịu trách nhiệm tiếp thị bán hàng, vừa PR cho chính mình, hành vi của bạn sẽ tạo ra một “thương hiệu” cho riêng bạn.

Nếu không sớm nhận ra điều này và có sự chủ động, thúc đẩy bản thân mình như một chủ doanh nghiệp thực sự, bạn sẽ lạc lối trong thế giới hỗn độn này.

Chúc bạn thành công và có được nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết hơn thế.

Bài liên quan
Kỹ năng sơ cứu người đột quỵ một cách an toàn
4 kỹ năng sơ cứu vết thương cứu nguy chuyến du lịch mạo hiểm
3 kỹ năng bảo vệ bản thân nhất định phải dạy trẻ khi đi du lịch