Những vấn đề cần biết về NFT trước khi tham gia đầu tư

Thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để có thể sở hữu một bức tranh số, đoạn video hay thậm chí 1 khu bất động sản ảo phát hành dưới dạng NFT. Vậy, nguồn gốc và cách thức hoạt động của NFT là gì? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vì sao người ta lại bỏ ra một số tiền lớn như vậy để đầu tư NFT.

Cách thức hoạt động của NFT


NFT được lưu hành dưới dạng chữ ký số được lưu trữ trên hệ thống Blockchain, công nghệ tương tự cách mà các loại tiền mã hóa đang hoạt động. Mỗi một Token sẽ đại diện cho một tài sản liên kết riêng biệt như các tác phẩm nghệ thuật đóng vai trò xác thực tài sản là duy nhất và không có bất kỳ một bản nào sao chép thêm. NFT có thể là nhạc, ảnh động, ảnh tĩnh hay bất kỳ một tệp tin kỹ thuật số nào khác.

NFT được phát hành như cách đăng ký quyền sở hữu đối với một tài sản đặc biệt, vật phẩm game, ảnh nghệ thuật,... Tài sản số này trở thành một NFT khi chúng được đánh dấu trên hệ thống Blockchain. Do đó, chúng được gán thêm một đoạn hash mã hóa đặc biệt. Khi đó, tài sản được xem là xác thực số. Chính vì thế, bất kỳ ai cũng có thể xác minh được độ tin cậy của tài sản cũng như quyền sở hữu đối với tài sản đó, khiến cho việc giả mạo tài sản đó trở nên bất khả thi.

Lý do vì sao các dạng tài sản NFT lại có giá trị cao trên thị trường


Thời gian xuất hiện trên thị trường của NFT ngắn hơn các loại tiền mã hóa khác. Để kết luận chi tiết về NFT thì khá khó, tuy nhiên, định giá tài sản số NFT cao như thời điểm hiện tại chính nhờ tính duy nhất của nó. Mỗi một NFT đều có tính duy nhất, khác biệt và không thể làm giả hay sao chép được. Các nhà đầu tư đang mua nó với giá rất cao, mua với sự kỳ vọng trong tương lai sự độc nhất của NFT sẽ còn tăng giá hơn rất nhiều. Việc mua NFT cũng giống như đang sưu tầm những món đồ độc, lạ.

Hình thức hoạt động của NFT


Đến thời điểm hiện tại, có thể chia NFT thành 3 dạng khác nhau như:

  • Dạng 1: NFT truyền thống hay còn gọi là Token Blockchain: Dạng này người chơi có thể hình dung chúng tương tự các dạng tiền số như Bitcoin và chúng có thể trao đổi với nhau. Ứng dụng phổ biến của NFT chính là các vật phẩm trong trò chơi điện tử.

  • Dạng 2: NFT gắn liền với các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Như vậy,  NFT đóng vai trò như một đoạn mã xác nhận quyền chủ sở hữu độc quyền của tác giả cho tác phẩm của mình.

  •  Dạng 3: NFT gắn liền với tài sản hữu hình, điển hình như các bức họa vẽ bằng tay của một nhà họa sĩ nổi tiếng, bất động sản ảo, một chiếc đồng hồ cổ độc đáo,... Khi đó, NFT như một giấy chứng nhận quyền sở hữu tương tự sổ đỏ của căn nhà.

Hình thức mua bán NFT đơn giản nhất

Đầu tiên, nhà đầu tư phải chắc chắn được rằng, phải có ví tiền mã hóa để mua và lưu trữ NFT, và tất nhiên, trong ví phải có tiền. Sau đó, kết nối ví với nền tảng bán NFT mà bạn muốn mua. Trong quá trình thanh toán, nên chú ý đến phí giao dịch vì nhiều lúc, tiền gas trên Ethereum còn đắt hơn tiền con thú mà bạn sắp được nhận.

Các Token này sẽ tự động về ví của bạn. Với các ví có dạng Crypto có tích hợp cả Dapp sàn giao dịch NFT thì bạn có thể định giá đặt lệnh và bán ngay lập tức hoặc tích lũy chờ đến thời điểm thích hợp tùy từng nhà đầu tư.

Dù vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quay NFT, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, khi nền kinh tế số ngày càng phát triển và trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai, điều này dẫn đến NFT sẽ càng được quan tâm và thu hút nhiều nhà đầu tư. Chắc chắn, sẽ còn cần những tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về loại tài sản ảo này. https://coinabs.com/ hy vọng rằng, nội dung chia sẻ trong bài viết sẽ mang đến những thông tin cũng như sự hiểu biết cơ bản về NFT, từ đó, bạn có thể bước xa hơn trên con đường chinh phục tri thức kỹ thuật số của mình.