Tỉ lệ mỡ trong cơ thể từ 39.6 giảm xuống 28.0. Vậy cô ấy đã giảm cân bằng cách nào?
Ngay từ bé, Phượng có thể trạng giống nhiều cô nàng mũm mĩm chứ không hề sở hữu thân hình mảnh mai. Năm 2014, khi kết hôn, cân nặng của cô là 60kg. Sau khi kết hôn, số cân này liên tục tăng vọt, thậm chí hơn 80kg.
Trong vòng 1 năm, cân nặng của cô gái tên Phượng (25 tuổi) đến từ Quảng Châu, Trung Quốc, đã giảm từ 85kg xuống còn 57,6kg.
Phượng cho biết: “Thời điểm đó, vóc dáng của tôi không cân đối, cả người phù nề, cơ thể béo phì khiến các bộ phận đều biến dạng”.
Phượng được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang, cộng thêm thể trạng béo phì, cô thấy vô cùng lo ngại đến khả năng sinh sản của mình. Tháng 8/2017, Phượng đến trường Đại học Y khoa, Quảng Châu khám bệnh và nhờ bác sĩ tư vấn quá trình giảm cân.
Tại phòng khám, bác sĩ Tăng Thanh Sơn lên phương án giúp Phượng giảm 10kg trong vòng 3 tháng. Bác sĩ Sơn nhấn mạnh, trong khoảng thời gian giảm cân, Phượng chỉ được ăn thịt và rau xanh bổ trợ cho bữa chính, những loại thực phẩm khác không thể ăn, không cần vận động mạnh.
Phượng cho rằng giảm cân phải kiêng thịt, nhưng bác sĩ khuyên trái ngược là cô nên ăn nhiều thịt.
Phượng làm theo phương án giảm cân do bác sĩ Sơn đề ra, nhưng thật lòng cô không hề tin tưởng, cô từng nghĩ: “Nhất định là bác sĩ đang lừa mình, làm gì có cách giảm cân kì lạ như thế?”
Tháng 11/2017, Phượng phát hiện, cân nặng của cô từ 83,4kg giảm xuống 73,7kg, đúng như mục tiêu bác sĩ đề ra là giảm 10kg trong vòng 3 tháng. Sau đó cô tiếp tục giảm đến 57,6kg thì duy trì cân nặng khỏe mạnh này.
Phượng làm theo phương án giảm cân do bác sĩ Sơn đề ra, nhưng thật lòng cô không hề tin tưởng, cô từng nghĩ: “Nhất định là bác sĩ đang lừa mình, làm gì có cách giảm cân kì lạ như thế?”
Tại sao muốn giảm cân nên ăn nhiều thịt?
Bác sĩ Sơn cho biết: “Nguyên nhân gây ra béo phì không phải do thịt, mà là do chất béo trong thịt. Nếu bạn không ăn thịt, chất béo sẽ không được loại bỏ hoàn toàn, cho dù bạn gầy, nhưng lượng tiêu hao mất đi là các cơ và nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể”.
Thịt chứa hàm lượng lớn protein, thực phẩm chứa high – protein sẽ giúp gia tăng protein và các cơ trong cơ thể, có lợi giảm sự tích tụ nước, giảm triệu chứng phù nề.
Trong khoa học, yếu tố giảm cân quan trọng là phải cắt giảm hàm lượng chất béo, từ cacbohydrat cung cấp năng lượng, chuyển thành chất béo cung cấp năng lượng, giúp tiêu hao và loại bỏ chất béo dư thừa.
Khi bạn giảm cân, bạn không nên “hy sinh” các cơ và hàm lượng protein trong cơ thể. Nói cách khác, khi bạn giảm cân, bạn không nên cắt giảm thịt, ngược lại bạn phải bổ sung thịt cho cơ thể.
Phượng khẳng định, cô không chỉ dựa vào ăn thịt mà giảm cân, trong phương pháp giảm cân của bác sĩ Sơn, có yêu cầu khắt khe không kém là cắt giảm lượng đường, giảm thiểu cacbohydrat.
Phượng cho rằng giảm cân phải kiêng thịt, nhưng bác sĩ khuyên trái ngược là cô nên ăn nhiều thịt.
Trong giai đoạn giảm cân, 3 tháng đầu tiên, Phượng không thể ăn tinh bột như cơm, bánh mỳ, cháo…
Phương pháp giảm cân “giảm tinh bột, tăng protein” khiến thói quen ăn uống hằng ngày của Phượng đảo lộn. Thời gian đầu, Phượng khổ sở vì thèm tinh bột, nhưng cô quyết tâm giảm cân và đạt mục tiêu ở giai đoạn đầu là giảm 10kg trong vòng 3 tháng, vì mọi thứ đã đi vào guồng quay nên mọi thứ về sau trở nên đơn giản hơn.
Phượng chia sẻ phương án giảm cân của cô như sau
Giai đoạn 1: (Tháng 8/2017 đến Tháng 11/2017)
Giai đoạn này chú trọng “giảm tinh bột, tăng protein”.
Sáng: 2 quả trứng gà, thức ăn tiêu chuẩn hóa do bác sĩ đề ra.
Trưa: 125 – 150g thịt, 150g rau, thanh dinh dưỡng.
Tối: 125 – 150g thịt, 150g rau, thanh dinh dưỡng (giống bữa trưa)
Ngoài ra, mỗi ngày Phượng phải đảm bảo tiêu thụ 1,8 lít nước. Thành phần chủ yếu của thanh dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo, chất xơ, mục đích sử dụng thanh dinh dưỡng là tăng cảm giác no, có thành phần tự nhiên, không gây hại cho cơ thể.
Giai đoạn này, cân nặng của Phượng giảm từ 83,4kg xuống còn 73,7kg, giảm 10kg trong vòng 3 tháng.
Cô quyết tâm giảm cân và đạt mục tiêu ở giai đoạn đầu là giảm 10kg trong vòng 3 tháng.
Giai đoạn 2: (Tháng 11/2017 đến tháng 12/2017)
Giai đoạn này kéo dài hơn 20 ngày, khác giai đoạn 1 là chọn lựa thức ăn đa dạng hơn, có thể ăn trái cây, vẫn tuân thủ nguyên tắc là bữa chính không ăn tinh bột.
Trái cây Phượng chọn đảm bảo yếu tố là ít đường, nhiều chất xơ như thanh long, táo…
Giai đoạn này, cân nặng của Phượng duy trì ổn định ở mức 73,9kg.
Giai đoạn 3: (Tháng 1/2018 đến nay)
Bây giờ, quá trình ăn kiêng của Phượng không cần sự giám sát của bác sĩ, Phượng đã hình thành thói quen “giảm tinh bột, tăng protein”, bữa chính ăn ít, tránh xa thực phẩm có lượng calo cao như khoai tây chiên, gà tẩm bột rán, chế biến thức ăn theo hướng giảm dầu, giảm muối.
Sáng: Cháo, rau xanh, bánh bao, thanh long.
Trưa: Thịt vịt 160g, rau xanh 100g, cơm 80g.
Bữa phụ: 1 quả táo/chuối/đào.
Tối: Thịt, rau xanh, không ăn cơm.
Kể từ lúc Phượng kiên trì ăn kiêng cho đến nay, phương pháp vận động nhẹ nhàng của cô là mỗi ngày đi bộ 1 tiếng.
Giai đoạn này, cân nặng của Phượng từ 73,9kg giảm xuống 57,6kg (giảm hơn 15kg).
Phượng đã hình thành thói quen “giảm tinh bột, tăng protein”.
8 bí quyết chống đói đơn giản bạn nên nhớ
1. Ăn nhiều thực phẩm có protein
Protein là đối thủ chống lại cơn đói cồn cào rất hiệu quả, do phân tử của protein lớn nên quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể cần nhiều thời gian, giúp tăng cảm giác no. Sau khi protein được tiêu hóa sẽ sản xuất ra peptit, giúp kiểm soát cơn đói, hỗ trợ giảm cân.
Ví dụ: Ức gà, thịt bò, cá, tôm, trứng, sữa, chế phẩm từ đậu.
2. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ sẽ giải quyết được cơn ác mộng mà người ăn kiêng sợ hãi là “ăn nhiều nhưng mau đói”.
Thực phẩm nhiều chất xơ sau khi vào cơ thể, gặp nước sẽ phình to, gia tăng cảm giác no.
Ví dụ: Rau xanh, nấm, đậu, rong biển, trái cây, khoai tây, ngũ cốc nguyên cám.
3. Hạn chế ăn đồ ngọt
Đồ ngọt chứa hàm lượng calo cao, sau khi vào đường ruột, do quá trình tiêu hóa nhanh và hấp thu tốt, nó sẽ sản xuất ra glucose và tiến thẳng vào mạch máu, lượng glucose trong máu tăng cao, kích thích tụy tiết ra insulin, khiến bạn vui vẻ và cũng nhanh đói hơn.
4. Chú trọng thứ tự bữa ăn
Trước tiên là ăn canh, rau xanh, thịt, sau đó là ăn bữa chính, chú trọng thứ tự bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Trước tiên, ăn canh sẽ giúp bạn gia tăng cảm giác no, tiếp theo ăn thực phẩm nhiều chất xơ – rau xanh, giúp bạn kiểm soát hấp thu chất béo, bữa chính sẽ chứa nhiều tinh bột, nếu bụng đói ăn nhiều tinh bột sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt, bởi vậy bạn phải ăn thực phẩm chứa tinh bột sau cùng.
5. Ăn chậm nhai kỹ
Nếu ăn quá nhanh, khi cảm thấy no nghĩa là bạn đã ăn quá nhiều, tế bào não mất khoảng 20 phút mới nhận được tín hiệu bụng đã no kềnh. Khi bạn ăn chậm nhai kỹ, bạn sẽ có thời gian cảm nhận thức ăn và buông đũa kịp thời trước khi ăn quá nhiều.
Một điều cực kì quan trọng là uống đủ nước mỗi ngày.
6. Ăn uống có quy luật
Thời gian 3 bữa ăn cần tuân theo quy luật, khoảng cách giữa 2 bữa quá dài sẽ khiến bạn nhanh đói, bạn nên tuân thủ 3 bữa đúng giờ để tạo thói quen kiểm soát cơn đói.
Khuyến nghị thời gian 3 bữa như sau:
Sáng: 6h30 – 8h30
Trưa: 11h30 – 13h30
Tối: 18h – 19h30
Bạn chỉ nên ăn no 7 phần, không ăn quá no.
7. Ăn ít và chia thành nhiều bữa
Nếu bạn thuộc hội những người thích nhai chóp chép cho đỡ nhạt mồm, phương pháp ăn hợp lý dành cho bạn là ăn ít và chia thành nhiều bữa, cách này giúp đảm bảo tổng calo không vượt mức tiêu chuẩn và giảm thiểu lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
8. Uống đủ nước mỗi ngày
Khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ khó phân biệt giữa cảm đói và cảm giác khát nước, khi đó bạn sẽ không nhận thức được hành vi và dùng thức ăn để lấp đầy dạ dày.
Để tránh tình trạng này, mỗi ngày bạn nên uống 1,8 lít nước, bạn nên uống nước lọc, hoặc nước ép trái cây căng mọng, calo thấp như như cà chua, kiwi, bưởi…
Nguồn: Sina