Serum B5 GoodnDoc – Cái Nhìn Khách Quan Về Một Sản Phẩm Trái Chiều

Lại là Happy Skin đây, dạo gần đây các tín đồ skincare có đang dậy sóng, hóng drama đến từ chai serum B5 GoodnDoc chưa? Không nằm ngoài dòng sự kiện, Happy Skin cũng muốn update một chút về những góc nhìn khách quan nhất về việc này cho những thám tử skincare cùng biết, trước đây team cũng đã từng review serum này trong bài viết “Review 6 sản phẩm phục hồi da HOT nhất hiện nay” với số điểm 9.5/10 cùng lời nhận xét: “bản dupe của Medik8 tím”. Vậy tại sao Happy Skin lại có lời nhận xét như vậy? Quan điểm của team về “drama” này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!


1. Nguồn gốc xuất xứ của serum B5 GoodnDoc:

Hãng GoodnDoc trực thuộc công ty mỹ phẩm BIOCM (ra đời vào năm 2011) tại Hàn Quốc. Nói rõ hơn về BIOCM thì đây là nhà máy chuyên về gia công,. BIOCM có nhận OEM – Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết bị gốc) và ODM – Original Design Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thiết kế gốc). Nói ngắn gọn hơn thì OEM là sản phẩm được sản xuất dựa trên sản phẩm mẫu, rồi đưa ra thị trường; ODM thì sẽ bao gồm luôn cả việc phác thảo ý tưởng từ thiết kế đến sản xuất sản phẩm.


Ảnh chụp màn hình trên website

Ngoài ra, công ty cũng có hợp tác 2 bên với trường Đại học dân lập tên là Soon Chun Hyang, thuộc tỉnh Chungcheong Nam. Một bên là nghiên cứu về chuyên môn, một bên là khai thác và ứng dụng những bằng sáng chế của trường đại học đấy vào sản phẩm của mình, đến nay đã có 5 bằng sáng chế được sản xuất.


Ảnh chụp màn hình trên website.

Quay trở lại với GoodnDoc thì đây là thương hiệu được đăng ký cho cty BIOCM chứ không phải OEM cho một thương hiệu nào cả. Mọi người có thể check kỹ hơn tại hình bên dưới và trên website mục “Certification” 바이오시엠 – Biocm


Serum B5 GoodnDoc – Cái Nhìn Khách Quan Về Một Sản Phẩm Trái Chiều



2. Công ty BICOM có giấy chứng nhận nào không?

Khi lượn mục “Certification” https://biocm.co.kr/certification/, ngoài việc công ty có giấy đăng ký thương hiệu ở Hàn Quốc và Việt Nam thì Happy Skin còn thấy một vài bằng sáng chế một số thành phần chiết xuất tự nhiên (được nghiên cứu bởi trường Soon Chun Hyang). Điểm đặc biệt là BIOCM có ISO certificate , bao gồm ISO22716 để sản xuất mỹ phẩm, đây được xem là GMP certificate (đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng), ISO9001 hệ thống quản lý chất lượng, ISO14001 hệ thống quản lý môi trường,…


ISO22716 (English)


ISO9001 (English)


ISO14001 (English)

3. Góc nhìn tổng quan về công ty BICOM:

Từ những thông tin trên, có thể hiểu BIOCM là một công ty có quy mô nhỏ tại Hàn Quốc nhưng vẫn có nguồn gốc rõ ràng, các thương hiệu hợp tác với công ty chủ yếu là những thương hiệu nhỏ, vừa hoặc hàng nội địa không quá nổi tiếng ở thị trường Việt Nam hay quốc tế. Mọi người có thể check các brand ấy tại link: https://biocm.co.kr/partner/

Tiếp theo đó, khi quan sát trên biểu đồ thì có thể công ty nằm trong một nằm trong khu phức hợp công nghiệp, vốn rất phổ biến ở Hàn Quốc. Nếu những công ty gia công nổi tiếng khác sẽ có những quy chuẩn nghiêm ngặt và hiện đại hơn, từ những điều trên, có thể khẳng định hơn về luận điểm BIOCM là một công ty sản xuất có nguồn gốc rõ ràng nhưng quy mô nhỏ.


4. Serum GoodnDoc có trên website chính hãng không?

Sản phẩm có trên website chính thức của GoodnDoc, link sản phẩm tại đây nhé. Mọi người bấm vào tham khảo.

Tuy nhiên, thông tin về serum B5 GoodnDoc khá là khó sàng lọc, bởi vì chủ yếu là tiếng Hàn, nếu chỉnh về tiếng Anh thì cũng dễ hiểu hơn một xíu thôi, không phải bạn nào cũng có thể tra cứu được thông tin trên website. Ngoài ra thông tin về thành phần đầy đủ cũng không được tìm thấy trên website Hàn. Thêm một lưu ý, ở website Hàn thì serum B5 GoodnDoc là màu tím thay vì là màu cam vàng quen thuộc như ở thị trường Việt Nam, nhưng không phải là hàng ở Việt Nam là hàng “pha ke” đâu mọi người, nguyên nhân chính là do hãng có sự thay đổi về mặt thiết kế và bao bì mà thôi.


Nếu mọi người chịu khó tìm hiểu trên google thì có thể thấy website của kênh bán lẻ trực tuyến GoodnDoc tại Việt Nam: https://goodndoc.vn/. Cụ thể, website này là kênh bán lẻ trực tuyến sản phẩm Goodndoc của công ty AKASA, thuộc đại lý công ty XNK GIAO TRADING CO.,LTD. Vì là website tiếng Việt nên việc đọc bảng thành phần và thông tin sản phẩm có phần “dễ thở” hơn, mọi người hoàn toàn có thể tra và đọc được bảng thành phần chi tiết, cụ thể link sản phẩm của serum B5 GoodnDoc: https://goodndoc.vn/goodndoc-hydra-b5-serum

5. Lời quảng cáo serum B5 GoodnDoc được các bác sĩ tin dùng có thật sự đúng?

Happy Skin nghĩ rất khó để khẳng định việc toàn bộ bác sĩ da liễu sẽ tin dùng serum B5 của GoodnDoc, vì trên thị trường ngoài serum B5 GoodnDoc ra thì vẫn còn rất nhiều những sản phẩm có chứa vitamin B5 khác nên việc lựa chọn B5 GoodnDoc cũng tùy thuộc vào phác đồ điều trị, sự lựa chọn sản phẩm hỗ trợ đối với từng case điều trị khác nhau. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Happy Skin thì thấy có những bệnh viện/phòng khám sau sử dụng sản phẩm của GoodnDoc:

  • Bệnh viện da liễu Cần Thơ
  • Bệnh viện Quận 2 và Quận 11
  • Bệnh viện da liễu TP. HCM
  • Phòng khám da liễu bác sĩ Ánh


Ảnh chụp màn hình trên website nhà phân phối tại Việt Nam.

6. Quan điểm về thành phần của serum B5 GoodnDoc:


Nhìn vào bảng thành phần đầy đủ, Happy Skin nhận thấy đây là một sản phẩm được thiết kế dành riêng cho da nhạy cảm, không có cồn khô hay cồn béo; bên cạnh một số thành phần như Sodium Hyaluronate (cấp ẩm),  Allantoin và Panthenol (làm dịu), Adenosine (chống lão hóa), Niacinamide (làm dịu, cấp ẩm, hỗ trợ dưỡng trắng,…) thì thành phần còn chứa khá nhiều chiết xuất từ thiên nhiên thường xuất hiện trong các dòng mỹ phẩm xứ Kim Chi, chủ yếu những thành phần thiên nhiên này có tác dụng vừa phải và nhẹ nhàng, nồng độ cũng không quá cao chủ yếu là cấp ẩm, làm dịu nhẹ nhàng và phục hồi bề mặt da.

Bên cạnh đó, có một số thắc mắc liên quan đến thành phần mà Happy Skin tổng hợp được như sau:

Q1: Tại sao lại sử dụng Niacinamide trong sản phẩm:

Lý do thứ nhất là Niacinamide là một thành phần khá đa năng và có nhiều tác dụng với làn da như làm dịu, làm trắng, kháng viêm, hỗ trợ trị mụn,…

Lý do thứ hai là vitamin B3 thường có chi phí vừa phải, giúp brand tiết kiệm ngân sách trong việc điều chế thành phần. Tất nhiên là không phải Niacinamide nào cũng có giá thành phải chăng vì cũng có nguyên liệu “this” nguyên liệu “that” giá cao giá thấp nhưng nếu muốn tìm một đơn vị cung cấp Niacinamide giá ổn trên thị trường là điều hoàn toàn có thể.

Lý do thứ ba là vì công thức điều chế Niacinamide ở dạng bột và dễ hòa tan trong nước cũng đồng nghĩa với việc dễ hòa tan trong serum. Từ đó, tạo ra kết cấu đẹp hơn cho serum. Nếu cho hàm lượng cao thì serum cũng bị dày hay vón cục. Còn với texture dạng kem bỏ Niacinamide 10% lại dễ bị bột và bết hơn rất nhiều.

Q2: Vì sao Niacinamide lại nhiều hơn Panthenol?

Thực tế, không dễ để đẩy nồng độ % của vitamin B5 lên quá cao trong serum vì

nó khá dính. Nếu 5% – 7%  trong kem sẽ ổn hơn, vì texture kem có hệ nền nhũ hóa, còn trong serum thì việc đẩy Panthenol lên cao chưa chắc có kết cấu như ý. Bên cạnh đó, nhà sản xuất hoàn toàn có thể đẩy nồng độ Niacinamide nhiều hơn thay vì Panthenol để có texture serum ổn mà hiệu quả cũng đa năng.

Q3: Vì sao vitamin B5 không phải thành phần chính mà lại marketing claim là B5 serum?

Việc claim sản phẩm là serum B5 thì cũng không hề sai theo mặt pháp luật. Nếu trong thành phần của sản phẩm có Panthenol thì nhãn hàng có thể sử dụng chất đó để đưa lên trên bao bì nhằm phục vụ cho mục đích thương mại. Ngược lại, nếu thành phần không có vitamin B5 mà lại claim trên bao bì thì mới là “treo đầu dê bán thịt chó”. Thêm vào đó, theo trải nghiệm của Happy Skin, trên thị trường mỹ phẩm không thiếu những trường hợp brand lấy thành phần không phải là chủ đạo để làm thành tên sản phẩm và định hướng người dùng, thậm chí những thương hiệu lớn cũng không ngoại lệ. Vì vậy, bản thân chúng ta cần là một nhà tiêu dùng sáng suốt, ngoài việc nhìn vào tên sản phẩm còn phải chú ý đến bảng thành phần mà nhà sản xuất công bố. Ví dụ như với serum B5 GoodnDoc, khi nhìn vào bảng thành phần thì ta có thể khẳng định Niacinamide sẽ có nồng độ cao hơn Panthenol và ta có thể hiểu sản phẩm này có nhiều tác dụng hơn là việc cấp ẩm nhưng khả năng làm dịu và phục hồi vừa phải , phù hợp giá tiền của sản phẩm.

7. Hiệu quả thực sự của serum B5 GoodnDoc:

Trong video review về sản phẩm B5 GoodnDoc, beauty editor Mai Anh là người review trên ý kiến cá nhân của mình và như Happy Skin đã nhắc đến ở phần trước, Happy Skin cũng coi serum B5 GoodnDoc là bản dupe Medik8 tím. Vì kết cấu khá giống cùng khả năng phục hồi bề mặt da ổn, chỉ khác là Medik8 tím phục hồi đa tầng tốt hơn.

Nói đến đây, mọi người cần hiểu thêm về khả năng phục hồi bề mặt da. Sản phẩm đáp ứng được việc tăng cường hàng rào bảo vệ da, làm dịu, giảm đỏ, chống oxy hóa là đã phục hồi được bề mặt da. Tuy nhiên khái niệm phục hồi là một khái niệm khá rộng. Một sản phẩm phục hồi tốt sẽ chứa những thành phần sửa chữa tầng sâu cho da khỏe từ bên trong và sản phẩm này không làm được điều đó. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài thì cũng giúp da mịn màng với khoẻ mạnh hơn với điều kiện là bạn phải hợp với Niacinamide.

8. Serum B5 GoodnDoc có PR lố?

Nếu nói theo một cách công tâm, hãng không PR lố mà do nhà phân phối dịch có vẻ hơi “quá tay” một chút. Hãng ghi trên bao bì là sản phẩm sẽ cải thiện tình trạng da khô ráp, tổn thương và giúp da mềm mịn hơn. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường mức độ thẩm thấu cho vitamin C. Ngoài ra, hãng còn claim có tác dụng dưỡng trắng, nhưng cá nhân Happy Skin nghĩ mức độ làm sáng da sẽ không nhiều vì nồng độ Niacinamide là bao nhiêu không biết.

Tuy nhiên, nếu nói hãng tự claim là phục hồi thì không vì hoàn toàn không thấy chữ “repair” nào hết. Chủ yếu là về Việt Nam, các nhà phân phối tự dịch lại khiến mọi người hiểu lầm, chứ thật ra hãng không claim sai so với công dụng thực tế của sản phẩm.


9. Cho serum B5 GoodnDoc mấy điểm bao nhiêu là hợp lý?

Thật ra, việc một beauty blogger cho sản phẩm đấy bao nhiêu điểm cũng tùy thuộc vào quan điểm cá nhân chứ không chỉ riêng về kiến thức chuyên môn. Ví dụ nếu beauty blogger Emmi Hoàng là người test và review sẽ cho điểm thấp hơn là beauty editor Mai Anh. Và nếu bạn là một người tiêu dùng dễ tính, sản phẩm phù hợp với túi tiền, không cần phục hồi đa tầng thì có thể sẽ thích sản phẩm này hơn những bạn có kì vọng cao trong việc phục hồi.

10. Serum B5 GoodnDoc sai chính tả có nên dùng?

Ở điểm này, Happy Skin cũng xin nhận lỗi với mọi người là nếu phát hiện được lỗi chính tả trên bao bì thì team cũng sẽ đánh giá sản phẩm một cách khắt khe hơn và nói trực tiếp với các bạn ngay trên video, nhưng vì team không giữ lại bao bì nên không phát hiện được lỗi chính tả này.

Trường hợp sản phẩm sai chính tả và ngữ pháp tiếng Anh thật ra cũng phải là hiếm, trước kia (còn 2 năm nay thì team đã hết nhận booking), Happy Skin từng từ chối review và lên clip cho sản phẩm của Chateau Rouge vì bao bì viết sai chính tả. Việc một sản phẩm skincare mắc lỗi in ấn, lỗi ngữ pháp là một điều đáng lên án vì nó khiến hình ảnh của thương hiệu không còn được nguyên vẹn trong mắt người dùng, cũng như brand sẽ trở nên kém chuyên nghiệp đi ít nhiều.


Vậy nếu bao bì sai chính tả thì chúng ta có nên dùng sản phẩm không? Thật ra điều này phụ thuộc vào bạn, nếu biết được xuất xứ và có sự tin tưởng nhất định vào nhãn hàng thì vẫn có thể trải nghiệm. Hy vọng brand nắm bắt được sự việc lần nào và có hướng điều chỉnh chính tả cho thật sự chuẩn xác.

11. Giá cả của serum B5 GoodnDoc có hợp lý?

Với 490.000 VNĐ thì cũng tùy thuộc vào túi tiền của mỗi người tiêu dùng khác nhau mà nhận xét là nó đắt hay không, nếu ở tầm giá như vậy thì beauty blogger Emmi Hoàng sẽ thấy serum này sẽ có hiệu quả vừa phải, vì brand phải chắt chiu rồi tiết kiệm từng tí để có một giá thành hợp lý nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp những bạn sử dụng các sản phẩm như thế lại thấy ổn. Nếu chấp nhận mức giá này thì mua, còn không đồng ý với chất lượng nhận lại thì hãy mua một sản phẩm khác tương xứng với túi tiền của bạn hơn.

12. Tổng kết:

Vụ việc lần này, Happy Skin nghĩ nó cũng khá giống với Skin 1004 thời gian đầu khi mới được lăng xê tại Việt Nam, sau một thời gian lại càng ngày càng chỉn chu hơn. Xin nhắc lại, bài học rút ra ở đây là brand hãy review lại sản phẩm, cố gắng khắc phục những thiếu sót để cải thiện chất lượng bao bì cũng như là thành phần để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam. Còn các bạn nghĩ sao về sản phẩm này? Có ai đã dùng thử chưa? Comment quan điểm của bạn bên dưới cho Happy Skin cùng biết với nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!