Nguyên nhân bị mụn ở má và cách điều trị mụn ở má hiệu quả

Chúng ta đều biết rằng mụn ở vùng xương hàm và cằm thường liên quan đến hormone. Mụn ở vùng chữ T có thể liên quan đến căng thẳng. Vậy khi bị mụn ở má thì sao? Tùy thuộc vào vị trí mụn, mà đôi khi chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân tại sao tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông lại xảy ra. Và đối với vùng da ở má, chúng ta có thể thay đổi các thói quen trong cuộc sống hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng mụn. Tìm hiêu ngay!

Nguyên nhân khiến bạn bị mụn ở má

Mặc dù bị mụn ở má chỉ đơn giản là biểu hiện của di truyền. Nhưng chúng có nhiều khả năng liên quan đến các yếu tố lối sống và thói quen hàng ngày hơn so với mụn trên các khu vực khác trên khuôn mặt của chúng ta.

Nguyên nhân bị mụn ở má và cách điều trị mụn ở má hiệu quả

Không giống như các nốt mụn trên khuôn mặt của bạn, nguyên nhân cơ bản gây ra các nốt mụn trên má khó xác định hơn nhiều. Có thể do di truyền hoặc do thói quen hàng ngày như là sờ tay lên mặt, trang điểm, dùng cọ trang điểm… Đối với một số người, đó lại là nơi da của họ có xu hướng phát triển mụn.

Lối sống và thói quen

Mọi người đều có loại da và tuyến dầu khác nhau. Nhưng nói chung, mụn li ti trên má là kết quả của môi trường và việc chăm sóc da kém. Từ việc chạm tay lên mặt cho đến áp má vào điện thoại. Làn da khu vực má của bạn đã phải chịu đựng hết tất cả những điều đó. Vì vậy, không quá ngạc nhiên, khi vùng da ở má lại dễ bị mụn.

Chỉ riêng tay và điện thoại di động của chúng ta đã là nơi sinh sản của vi trùng. Bàn tay thu thập các chất gây dị ứng và ô nhiễm trong suốt cả ngày. Từ bàn phím, cửa ra vào, nút thang máy hay điện thoại. Vì vậy, bạn càng chạm vào da mặt, càng có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, dầu, chất gây dị ứng và tế bào da chết tiếp xúc với da dễ khiến xuất hiện tình trạng bị mụn ở má.

Và ngay cả khi làn da của chúng ta làm cho nó sạch sẽ suốt cả ngày. Chúng ta vẫn có nhiều cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn qua chiếc giường của mình. Hãy lưu ý đến vỏ gối hoặc ga trải giường của mình. Vì chỉ trong một đến hai tuần, ga trải giường của bạn có thể là nơi sinh sản của vi khuẩn, bụi, chất bẩn, nấm và các chất gây dị ứng khác.

Sản phẩm trang điểm và chăm sóc da

Trang điểm và cọ trang điểm cũng có thể là một thủ phạm. Vì vậy bạn cần phải chú ý đến các thành phần trong sản phẩm của bạn. Bất kỳ sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm nào có các thành phần như cồn và hương liệu tổng hợp đều có thể gây kích ứng hoặc gây mụn cho da. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước hoặc da không được tẩy trang cũng có thể dẫn đến những nốt mụn này.

Nếu việc xuất hiện mụn ở vùng má được xác định không liên quan đến di truyền hoặc lối sống của bạn. Thì có thể do các vấn đề về da khác. Nó được xem như bệnh và cần phải điều trị. Đó là một phần của tình trạng viêm da mãn tính. Thường bạn sẽ không thể xác định rõ ràng về lý do bạn bị ảnh hưởng.

Cách phòng ngừa khi bị mụn ở má

Nếu các thói quen hàng ngày hoặc các yếu tố lối sống góp phần gây ra mụn trên má của bạn. Thì tin tốt cho bạn là chúng không quá khó để giải quyết. Vì đây là một quy trình chăm sóc da toàn diện. Bạn không chỉ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mà còn phải giữ vệ sinh. Chắc chắn bạn cần phải giặt giũ ga giường và làm sạch cọ trang điểm hàng tuần.

Hãy kết thúc một ngày của bạn với sữa rửa mặt tẩy tế bào chết có chứa AHA hoặc BHA như glycolic và axit salicylic để loại bỏ cặn bã trong ngày. Chúng giúp lấy đi các tế bào da chết và làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc. Bạn có thể thử với Skinceuticals LHA Cleanser và Holifrog Shasta AHA Refining Wash.

Ngay cả khi da của bạn dễ nổi mụn, đừng bỏ qua quá trình dưỡng ẩm. Hãy tìm một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa dầu, không gây mụn và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Kem Dưỡng Ẩm Da Mặt La Roche Posay Toleriane Ultra cho Da Nhạy Cảm hay Gel Cấp Nước Không Dầu Murad Clarifying sẽ là những sản phẩm lý tưởng cho bạn khi bị mụn ở má.

Cách trị mụn ở má hiệu quả

Nếu mụn của bạn không tiến triển với các phương pháp điều trị tại nhà thì bạn nên cân nhắc đến các phòng khám da liễu. Họ có thể giúp bạn xác định kế hoạch điều trị tốt nhất. Dưới đây là các thành phần được khuyên dùng trong việc điều trị mụn:

1. Benzoyl Peroxide

Thành phần trị mụn phổ biến này xử lý vi khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp giảm sản xuất bã nhờn. Hãy thử sử dụng với La Roche Posay Effaclar Duo Dual Acne Treatment.

2. Salicylic Acid

Beta hydroxy acid (BHA) hòa tan trong dầu này, có khả năng đi sâu vào nang lông. Nó giúp hạn chế sản xuất bã nhờn và tẩy tế bào chết. Hãy thử nó trong Paula’s Choice 2% BHA Liquid Exfoliant được yêu thích bởi nhiều beauty guru.

3. Retinoids

Dẫn xuất vitamin A này hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi tế bào. Do đó, nó giúp giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Nó cũng có thể điều chỉnh sản xuất bã nhờn và hoạt động như một chất chống viêm.

Đối với retinoid như tretinoin bạn cần phải được kê đơn bởi các bác sĩ da liễu. Nhưng các công ty như Dermatica và Curology cũng có thể giúp bạn tiếp cận thành phần hiệu quả này tại nhà với giá cả phải chăng.

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể dùng thuốc được bác sĩ được hội đồng da liễu chứng nhận và kê đơn. Thuốc có để được sử dụng qua đường uống lẫn sử dụng ngoài da. Vì thế mà đây cũng được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để điều trị khi bị mụn ở má.

Có thể bạn đã thử nhiều cách điều trị mụn nhưng không thực sự hiệu quả. Đừng quá thất vọng! Trên đây là những chia sẻ của Đẹp365 về nguyên nhân cũng như cách điều trị để giúp bạn có thể hiểu hơn về mụn ở má. Chỉ với một số thay đổi có thể giúp cải thiện tình trạng da của bạn. Hơn nữa, bạn nên kiên nhẫn với những phương pháp trên vì chúng cần ít nhất 4 tuần để có thể thấy hiệu quả.