TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (47 tuổi). Trong phiên xử lần này, lần đầu tiên khối tài sản nghìn tỷ của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên bắt đầu lộ diện khi tòa án trưng cầu giám định.Theo thông tin cung cấp từ phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng tài sản chung của vợ chồng ông hiện nay gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, cả hai vẫn chưa đi đến được thỏa thuận ổn thỏa về việc phân chia khối tài sản nghìn tỷ trong cuộc ly hôn này. Tập đoàn Trung Nguyên là công ty mẹ có 7 công ty con, bao gồm: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty CP Cà phê Trung Nguyên, Công ty CP Hòa tan Trung Nguyên, Công ty CP Trung Nguyên Franchise, Công ty TNHH Đầu tư du lịch Đặng Lê, Công ty TNHH Vũ Nguyên Đắk Nông. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng.Ngoài ra, Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỉ đồng.Tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu có trị giá 5.654 tỷ đồng. Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ, gồm nhiều công ty con hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu, du lịch và bất động sản. Trong đó công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại.Hai vợ chồng ông Vũ có tổng cộng 26 bất động sản trong và ngoài nước, tuy nhiên cả hai thống nhất chỉ tranh chấp 13 bất động sản đã có đủ điều kiện pháp lý để tòa xử.Luật sư của ông Vũ có những trình bày chi tiết và đưa ra những yêu cầu cho từng loại tài sản. Đối với phần 13 tài sản chung, luật sư bị đơn cho rằng, ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản (trị giá khoảng 350 tỷ đồng), bà Thảo nắm giữ 7 bất động sản (trị giá khoảng 375 tỷ đồng). Phía bị đơn đưa ra phương án chia đôi số tài sản này.Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, Tập đoàn Trung Nguyên (gồm 3 công ty con là Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên và Công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê) hiện là chủ đầu tư của 5 dự án "đắc địa" trên địa bàn tỉnh.Trong đó, dự án được phê duyệt mới nhất năm 2014, lâu nhất từ 2004. với diện tích quy hoạch từ 5 đến gần 600 ha, các dự án có mức vốn đăng ký đầu tư từ 50 tỷ đồng lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.Có quy mô lớn nhất là Dự án đầu tư Trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp Du lịch sinh thái (xã Krông Á, huyện M’Đrắk) với quy mô lên đến 595 ha. Dự án này đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư tại Công văn 23/CV-UBND ngày 7/1/2004.Tuy nhiên, từ khi có chủ trương đến nay đã 14 năm, dự án liên tục chậm tiến độ. Chính vì thế, ngày 15/1/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên tiến hành thủ tục điều chỉnh mục tiêu, quy mô dự án theo đúng quy định; có văn bản cam kết thời gian hoàn thành, đưa vào sử dụng khu du lịch sinh thái trước tháng 11/2019; chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế khi triển khai các dự án trên địa bàn.Khu đô thị 2.800 tỷ của Trung Nguyên tại Đắk LắkNgoài hai dự án trên, Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm là dự án mới nhất Trung Nguyên được Đắk Lắk phê chấp nhận đầu tư với quy mô rộng 62 ha với vốn đầu tư trên 82 tỷ đồng. Theo cam kết thực hiện dự án này là 36 tháng, kể từ khi được giao mặt bằng (tháng 10/2014). Tuy nhiên dự án nhiều năm bất động. Mới đây nhất UBND tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý cho Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Đặng Lê giãn tiến độ thực hiện dự án Khu danh lam thắng cảnh Đồi Cư H’Lâm đến tháng 10/2019.Với Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng (huyện Krông Na) được UBND tỉnh giao cho Trung Nguyên từ tháng 10/2010 với diện tích rừng và đất nông - lâm nghiệp 105 ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng. Hiện dự án đã đưa vào khai thác một phần với một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như cưỡi ngựa, vui chơi, giải trí và cắm trại dã ngoại dưới chân thác…Cũng được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu năm năm 2014, dự án Nhà khách Trung Nguyên (phường Tân Lợi-TP. Buôn Ma Thuột) có quy mô gần 6 ha, số vốn khoảng 130 tỷ đồng nhằm thực hiện các hạng mục nhà khách, hội trường, biệt thự… Đến cuối năm 2016, nhà đầu tư chỉ mới thực hiện thủ tục trích lục bản đồ và đang thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỷ lệ 1/500. Hiện tại tiến độ dự án cũng đang rất chậm chạp.Một dự án quy mô khá lớn khác ít người biết đến, đó là tập đoàn này trong năm 2017 đã lên kế hoạch đầu tư triển khai dự án thành phố cà phê ở trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk với diện tích hơn 45 ha.Theo đó, tổng diện tích dự án 45,45 ha nhưng chỉ có khoảng 10,96 ha là đất ở. Khi dự án được lấp đầy (dự kiến vào năm 2020), có khoảng 5.000 người sinh sống, còn lại sẽ là cảnh quan hồ nước, công viên sinh thái… Đặc biệt, đa số cây xanh trong thành phố mới sẽ là cây cà phê - loại cây chủ lực của vùng đất thủ phủ cà phê Việt Nam này.Ở phần lõi của thành phố sẽ là một thư viện với tủ sách nền tảng ở những lĩnh vực chủ chốt và bảo tàng thế giới cà phê với những hiện vật liên quan cà phê có tuổi đời hàng trăm năm. Ngoài ra, trong thành phố sẽ có trường học, trung tâm sức khỏe cộng đồng được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, gần gũi với văn hóa bản địa. Các công trình trọng điểm của thành phố được quy hoạch, thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ, Singapore và hàng đầu Việt Nam.Trong năm 2018-2019, chủ đầu tư sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khu vực 19,4 ha, xây dựng 250 căn nhà ở liền kế, hoàn thành bảo tàng về cà phê, khu giáo dục. Đến năm 2020, về cơ bản, đơn vị này sẽ hoàn thành toàn bộ thành phố với công viên sinh thái Văn Hóa Cà Phê, trung tâm thương mại, khu biệt thự và nhà ở xã hội tái định cư...Song song đó, Trung Nguyên còn có dự án du lịch ở khu thác Draynur, cách trung tâm Buôn Mê Thuột khoảng 30 km với mục tiêu tạo ra không gian sống thanh tịnh cho du khách, bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa của các dân tộc Tây Nguyên. Dự án này được lên kế hoạch sẽ khởi công xây dựng trong năm 2018, tuy nhiên sau hàng loạt vụ "lùm xùm" ly hôn kéo dài đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai đầu tư mới.Đặc biệt, qua phiên tòa ly hôn trên, giờ đây nhiều người mới biết được vợ chồng đại gia cà phê Trung Nguyên còn sở hữu một ngôi biệt thự tại số 31 đường Tú Xương, quận 3, TP.HCM. Diên tích rộng rãi lên đến vài trăm mét vuông, ngôi biệt thự được xây dựng theo phong cách đơn giản, nhã nhặn. Ngoài gam màu trắng chủ đạo thì còn có thêm màu nâu của gạch gốm và màu xanh của cây cối xum xuê.Theo đánh giá của một nhà đầu tư, nếu tính giá đất thị trường hiện nay tại khu vực này, trung bình không dưới 150-200 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ngôi biệt thự của ông chủ cà phê Trung Nguyên tọa lạc tại góc ngã tư đường lớn, tính chung trị giá khoảng 500 tỷ đồng.Cận cảnh dự án BĐS biệt danh “Dubai ở Tây Nguyên” trong rừng sâu của tập đoàn Trung NguyênNguyên MinhTheo Nhịp sống kinh tế
Nên mua tủ lạnh hãng nào tiết kiệm điện tốt nhất 2021 30-10-2021, 17:51