Sáng 16-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát lệnh thông xe cầu Hưng Hà với vốn đầu tư gần 3.000 tỉ đồng và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.Sáng nay 26-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên tổ chức cắt băng thông xe công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và Cầu Giẽ-Ninh Bình. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và cắt băng thông xe.Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các công trình được thông xe, đưa vào khai thác hôm nay có ý nghĩa như gạch ngang của chữ A, kết nối nền kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mang tầm chiến lược, đưa năng suất lao động của các địa phương, vùng kinh tế xích lại gần nhau.Biểu dương chính quyền, nhân dân 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và Bộ GTVT, Thủ tướng đánh giá cao đơn vị thi công, tư vấn bám sát công trường chỉ đạo kịp thời đảm bảo chất lượng công trình vượt thời gian 5 tháng. Thủ tướng cũng biểu dương sự đóng góp của người dân 2 địa phương Hưng Yên và Hà Nam khi đã có tới 6.000 hộ di dời để triển khai thực hiện tuyến đường đặc biệt quan trọng.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh thông xe cầu Hưng Hà - Video: Văn DuẩnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị 2 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Bộ GTVT chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong quản lý khai thác để vận hành công trình thông suốt, hiệu quả, tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn giai đoạn 2 để đảm bảo khai thác tốt dự án.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cắt băng khánh thành cầu Hưng Hà và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình - Ảnh: Văn DuẩnBên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT, lực lượng công an và 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam bảo đảm an toàn giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn giao thông để khai thác hiệu quả các công trình. Các dự án đưa vào khai thác sẽ kết nối và nâng cao khả năng khai thác của 2 tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, tạo động lực lớn để phát triển kinh tế-xã hội của 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung. "Hai bên tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình, cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị để Hà Nam và Hưng Yên có sức bật mới khi có giao thông thuận lợi"- Thủ tướng nói.Đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình khai thác giai đoạn 1 với nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, giải phóng mặt bằng 22,5- 24 m cho giai đoạn 2Dự án tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình nâng cao khả năng khai thác của 2 tuyến cao tốc, đồng thời giảm áp lực giao thông qua thủ đô Hà Nội.Tổng chiều dài tuyến khoảng 47,7 km. Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa Quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (Km20+250 thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền (Km230+727 thuộc dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình), xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tuyến đường có tốc độ thiết kế 80 km/giờ, mặt cắt ngang 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.Cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 6,1 km, trong đó cầu Hưng Hà dài 2,1 km; đoạn đường dẫn phía Hưng Yên 2,1 km, phía Hà Nam 1,8 km; tốc độ thiết kế châm chước 80 km/giờ. Cầu có 41 nhịp, kết cấu nhịp chính dùng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với chiều dài 645 m.Cầu Hưng Hà nối 2 tỉnh Hưng Yên-Hà Nam hoàn thành vượt tiến độ 5 tháng - Ảnh: Đình QuangDự án có tổng mức đầu tư 2.969 tỉ đồng, trong đó vốn vay 2.469 tỉ đồng (tương đương 117 triệu USD), vốn đối ứng là 499,8 tỉ đồng. Nguồn vốn vay từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.Việc đưa cầu Hưng Hà cùng tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình vào khai thác đã rút khoảng cách từ TP Hưng Yên sang Phủ Lý (Hà Nam) còn 20 km thay vì 30 km và giảm một nửa thời gian đi lại, chỉ còn khoảng 20 phút so với 40 phút đi đường cũ. Ngoài ra, tuyến đường trên được kỳ vọng thu hút xe từ Quốc lộ 1, cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình từ Hà Nam qua Hưng Yên sang cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.Việc kết nối 2 tuyến cao tốc này sẽ giảm áp lực giao thông cho Hà Nội khi xe không phải đi từ Hà Nam lên cửa ngõ phía Nam của Hà Nội rồi vòng ra cầu Thanh Trì để đi vào đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng hay Quốc lộ 5.Theo Văn DuẩnNgười lao động
Dự báo thời tiết ngày mai 28/10: Áp thấp nhiệt đới yếu dần 27-10-2021, 12:30