Video ghi hình "sóng thần băng" do cảnh sát công viên Niagara ở New York, Mỹ, chia sẻ trên mạng Twitter hôm 25/2 hé lộ chuyển động đổ bộ vào bờ hồ Erie cực nhanh của vô số tảng băng trước khi chất đống trên đường, theo IFL Science. Bức tường băng này hình thành do những cơn gió vận tốc hơn 113km/h đẩy băng trôi nổi trên mặt nước về phía bờ, tạo ra nhiều núi băng nguy hiểm.Bức tường băng này hình thành do những cơn gió vận tốc hơn 113km/h đẩy băng trôi nổi trên mặt nước về phía bờ.Sóng thần băng xảy ra phổ biến nhất vào mùa xuân khi các hồ nước đóng băng bắt đầu tan chảy. Trong quá trình tan vỡ, băng thường trôi nổi tự do trên hồ hoặc biển với rất ít ma sát. Nếu va đập vào vật cản như bờ đất, băng có thể tích tụ mau chóng."Về cơ bản, quá trình này giống như sóng trào, nhưng bạn phải đối phó với nhiệt độ gần đóng băng", nhà khí tượng học Andrew Futrell, quản lý Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ở Đại học North Carolina, cho biết. "Thay vì gây ngập lụt làm hư hỏng nhà, băng có thể san bằng các công trình".Theo Futrell, nước có sức căng bề mặt cao và bị tác động bởi gió ở vùng nước rộng. Gió càng quét qua lâu hơn và rộng hơn, sóng trào càng lớn hơn. Tương tự, gió thổi liên tục nhiều giờ về phía bờ làm băng chuyển động. Lực tác động đẩy băng vào bờ và tiến sâu vào đất liền cho đến khi có đủ ma sát cản lại. Ma sát với mặt đất sẽ khiến băng chất đống trong lúc di chuyển chậm lại, Futrell giải thích.
Nguyên nhân ngập lụt tại TPHCM vẫn gia tăng dù đã được đầu tư thoát nước 12-07-2018, 00:24