Giáo sư Kính cho biết, trẻ nhỏ có miễn dịch kém, nếu mẹ không được tiêm phòng, khi trẻ mắc bệnh sẽ có nguy cơ bị biến chứng rất lớn, đặc biệt trên các bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền. Trẻ bị tim bẩm sinh mà mắc sởi, 70% có nguy cơ tử vong.Bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. (ảnh minh họa)."Biến chứng hàng đầu là viêm phổi, viêm thanh quản gây phù nề khiến trẻ khó thở, tắc thở. Nhiều trẻ khi đến bệnh viện đã ngừng thở, bác sĩ phải cấp cứu 2 tiếng liên tục", ông Kính thông tin.Tuy nhiên biến chứng nghiêm trọng nhất là viêm não, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em khiến bệnh nhân lơ mơ, hôn mê, co giật và có thể tử vong. Bệnh viện từng điều trị cho bé trai 2 tuổi ở Hà Nội bị liệt toàn thân do viêm não sau sởi, điều trị suốt 6 tháng ròng.Biến chứng khác hay gặp là tiêu chảy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây trụy mạch.Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, khi mắc sởi nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Một số trường hợp nghe theo truyền miệng kiêng cữ quá mức, cả tuần không tắm, không vệ sinh răng miệng gây thối xương hàm do bị cam tẩu mã. Có trường hợp không vệ sinh mắt dẫn đến viêm giác mạc, nguy cơ mù.Bác sĩ lưu ý bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ở phòng riêng, ăn uống đủ chất, tắm hoặc lau rửa người bằng nước ấm. Có thể ăn cháo tía tô hoặc canh hẹ giúp thanh nhiệt. Các trường hợp có nguy cơ biến chứng, cần theo dõi sát sao và đưa đi bệnh viện thăm khám.Để phòng tránh sởi, giáo sư Kính khuyến cáo, phụ nữ trước kết hôn chưa tiêm phòng sởi, chưa bị sởi nên tiêm phòng và nên nhắc lại 5 năm một lần. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi bắt đầu tiêm phòng sởi mũi một và tiêm nhắc lại khi được 18 tháng tuổi.Cách phòng và chữa bệnh sởiTriệu chứng và cách chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi
Du khách ví sân bay Singapore như công viên Disneyland 11-09-2018, 14:44