Con người, kể từ khi có tư duy khoa học và logic, đã luôn tìm cách đưa giới hạn cho mọi sự vật về một con số cụ thể. Chẳng hạn, núi Everest cao 8848m, rãnh Mariana sâu 10.994m... dù chắc chắn đó không phải con số chính xác.Tương tự, bầu khí quyển bao quanh Trái đất cũng sẽ có giới hạn, và ranh giới của nó với vũ trụ được gọi là đường Kármán, cách bề mặt Trái đất 100km. Qua điểm này, các tính chất vật lý hàng không thông thường sẽ chuyển thành hàng không vũ trụ.Lớp khí quyển này mỏng thôi nên rất khó để tính chính xác.Nhưng sự thật thì bầu khí quyển phức tạp hơn thế. Chúng ta còn một khu vực nữa được gọi là geocorona - hay địa hoa - là một phần của lớp khí quyển được gọi là exosphere. Nó bao gồm các lớp mây hydro trung tính, có khả năng phát sáng dưới ánh cực tím. Và giới hạn của nó được cho là khoảng 200.000km.Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, geocorona thực chất có độ phủ cao hơn thế nhiều. Nó phải bao phủ qua cả Mặt trăng - thứ vốn đã cách chúng ta tới... hơn 380.000km.Lớp khí quyển này mỏng thôi nên rất khó để tính chính xác. Trước kia, con số 200.000km được đưa ra là vì đó là điểm lực từ bức xạ Mặt trời vượt qua lực hấp dẫn của Trái đất. Nhưng với các số liệu từ Đài quan sát Mặt trời (SOHO), các chuyên gia của NASA và ESA cho rằng con số này còn cách rất xa giới hạn thực sự của geocorona.Theo họ, khí quyển của chúng ta phải trải rộng tới 630.000km - hơn gần gấp 2 lần khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất.Vành địa hoa từ Trái đất trùm qua cả Mặt trăng."Mặt trăng vẫn đang bay trong bầu khí quyển của Trái đất, có thể hiểu là vậy" - trích lời Igor Baliukin, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu vũ trụ của Nga. Và tương tự, loài người hóa ra cũng chưa từng đặt chân ra ngoài phạm vi bầu khí quyển của Trái đất.Đáng chú ý hơn cả là SOHO đã thực chất đã quan sát được vành địa hoa từ 2 thập kỷ trước - trong giai đoạn 1996 - 1998. Các dữ liệu đã có từ rất lâu, chỉ đợi ai đó lấy ra và phân tích thôi.Vấn đề của geocorona là chúng ta không thể quan sát được nó từ Trái đất, vì mọi dấu vết đã bị hấp thụ bởi các tầng khí quyển bên trong. Bạn sẽ buộc phải mang các công cụ ra ngoài vũ trụ để làm được điều đó. Như các nhà du hành từ tàu Apollo 16 đã từng chụp được ảnh của geocorona từ năm 1972, dù họ chẳng biết mình đã chụp được thứ gì. Đây chính là geocorona do các phi hành gia từ tàu Apollo 16 chụp từ năm 1972.Các phân tích sẽ được thực hiện cẩn thận nhờ SWAN - một công cụ đặc biệt có tác dụng đo lường tia cực tím xuất ra từ các nguyên tử hydro. Với SWAN, các tia sáng từ geocorona sẽ được lọc, và từ đó giúp khoa học tạo ra một tấm bản đồ về độ bao phủ của địa hoa.Tuy nhiên, nhìn chung thì nghiên cứu này sẽ không có ý nghĩa gì lắm đối với các nhiệm vụ khám phá vũ trụ sau này. Lớp khí quyển ấy là quá mỏng để tạo ra khác biệt. Chỉ là với việc xác định được lớp địa hoa kéo dài hơn, chúng ta có thể lợi dụng điều đó để quan sát vũ trụ kỹ càng hơn."Kính tiềm vọng vũ trụ cho phép chúng ta quan sát được bầu trời dưới sóng cực tím, nhằm tìm ra thành phần hóa học của các ngôi sao và thiên hà xa hơn" - trích lời Jean Loup Bertaux từ Trugn tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS).Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Geophysical Research: Space Physics.
Thiếu nhi hào hứng tham gia hội thi giới thiệu sách uống nước nhớ nguồn 11-06-2018, 17:00