Các nhà nghiên cứu tại đại học London (UCL) ước tính những kẻ xâm lược đến từ châu Âu là nguyên nhân chính gây ra cái chết của 56 triệu thổ dân bản địa ở khu vực Nam, Bắc và Trung Mỹ.Theo các nhà khoa học, điều này dẫn tới việc một lượng lớn đất đai trồng trọt không có người chăm sóc, bị bỏ hoang và sau đó trở thành rừng tự nhiên. Diện tích rừng tái sinh này được cho là lớn gần bằng nước Pháp và chúng đã góp phần làm giảm lượng CO2 trong khí quyển.
Một bức tranh vẽ lại cảnh Columbus đặt chân đến châu Mỹ. (Ảnh: Flickr).
Bức tranh này vẽ lại cảnh một hội chợ được dựng lên trên sông Thames ở thủ đô London, Anh, vào năm 1684, khi nhiệt độ giảm xuống bất thường khiến mặt sông đóng băng. (Ảnh: Getty).

Nhiệt độ giảm từ 1610
Lượng CO2 giảm xuống nhiều tới mức khiến nhiệt độ trái đất cũng bắt đầu giảm xuống vào năm 1610. Trong khi nhà thám hiểm Columbus khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492.Giáo sư địa lý Mark Maslin đến từ UCL, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu nhận định: "Lượng CO2 trong khí quyển đã ở mức khá ổn định cho đến thời điểm đó. Và đây là lần thay đổi quan trọng đầu tiên của nồng độ loại khí nhà kính trên Trái đất".Nhiệt độ trái đất từng giảm đột ngột vào những năm 1600, và giai đoạn này còn được gọi là Tiểu Kỷ Băng hà. Trước nghiên cứu này, nhiều nhà khoa học cho rằng Tiểu Kỷ Băng hà được gây nên hoàn toàn bởi những yếu tố tự nhiên.Nhưng bằng cách kết hợp các bằng chứng khảo cổ học, dữ liệu lịch sử và phân tích carbon được tìm thấy trong băng ở Nam Cực, các nhà nghiên cứu của UCL chỉ ra rằng việc rừng tái sinh ở các khu vực từng có đông người sinh sống ở châu Mỹ là một nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm nhiệt toàn cầu.Trả lời CNN, ông Maslin cho biết: "Trong lần này, chúng ta đãcó thể xem xét tất cả các phương án và nhận ra lý do duy nhất khiến Tiểu Kỷ Băng hà trở nên dữ dội như vậy là bởi vì hàng triệu người đã bị thảm sát".Nhóm nghiên cứu phân tích những mẫu băng ở Nam Cực, nơi lưu giữ khí quyển trái đất trong quá khứ và cho chúng ta biết nồng độ CO2 trong không khí hàng thế kỷ trước.