Theo thạc sĩ Tường, quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe cho mọi người là ăn uống đúng giờ, đủ chất và không bỏ bữa. Riêng người lớn tuổi nên hạn chế các món chứa nhiều mỡ động vật và chất béo no như đồ nguội, thịt đông, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét... Tăng cường bổ sung các loại chất béo có lợi như axit béo omega 3.Hoạt động tiêu hóa của người cao tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng nếu ăn quá nhiều hoặc quá no.Người cao tuổi nên ăn cơm, mì, bún phở... ở mức vừa phải và bổ sung khoai củ để cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón. Không nên ăn quá nhiều chất ngọt hấp thu nhanh như bánh kẹo, nước ngọt có ga, quả chín quá ngọt gây tăng đường máu dẫn đến bệnh đái tháo đường.Hoạt động tiêu hóa của người cao tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng nếu ăn quá nhiều hoặc quá no. Vì vậy, nên chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn ba bữa chính trong ngày. Ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu, bổ sung rau củ sẽ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giảm ăn muối và các món nhiều muối như thịt ngâm, dưa muối, dưa món không có lợi cho dạ dày.Thạc sĩ Tường khuyên nên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc, hấp... Ăn đồ nóng sốt, không ăn đồ nguội. Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày như nước lọc, nước canh, nước trái cây, nước trà xanh, nước hoa quả ít đường (nước dưa chuột, củ đậu, bí xanh, cà rốt...) vừa cung cấp ít đường lại giàu vitamin và khoáng chất.Người mắc các bệnh mãn tính cần duy trì chế độ dinh dưỡng và uống thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về các món ăn thường có trong ngày lễ Tết của gia đình để chọn lựa thức ăn phù hợp, đảm bảo sức khỏe.Người già dễ ốm trong "tháng ăn chơi"
Chống thối và sượng trái trên sầu riêng 22-08-2018, 12:55