Câu hỏi
Câu 1: Thực phẩm phổ biến ngày Tết có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm giun sán?
A. Giò chảB. Ô mai, mứtC. Nem chua
Câu 2: Sai lầm khi chế biến măng tươi có thể gây chết người?
A. Luộc lại nhiều lầnB. Ngâm với nước vôi trongC. Luộc măng dưới 12 giờ
Câu 3: Cho trẻ nhấp một chút rượu, bia cũng không sao
A. ĐúngB. Sai
Câu 4: Sai lầm khi chế biến măng khô gây hại trẻ?
A. Rửa thật kỹ bằng nướcB. Đun lại nhiều lầnC. Ngâm bằng nước gạo qua đêm
Câu 5: Ăn ít nhất bao nhiêu măng khô liên tục có thể gây chết người?
A. 200-250gB. 250-300gC. 300-400g
Câu 6: Nguy cơ khi trẻ ăn đồ tái sống như bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua...?
A. Buồn nôn, nôn mửa, sốt, tiêu chảyB. Đầy bụng, co giật, liệt cơC. Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa
Câu 7: Cho trẻ ăn tiết canh có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn vàng.
A. ĐúngB. Sai
Câu 8: Các căn bệnh nguy hiểm có thể mắc khi ăn tiết canh?
A. Tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng máu, viêm ganB. Đau dạ dày, viêm loét dạ dàyC. Ngộ độc, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn cấp tính liên cầu lợn
Đáp án
Câu 1: C - nem chua. Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào. Theo các chuyên gia, trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán.
Câu 2: C - Luộc măng dưới 12 giờ. Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi dưới 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi kg. Do đó, để tránh ngộ độc, bạn nên luộc măng thật ký, thay nước luộc nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng. Có thể ngâm măng bằng nước vôi trong, luộc bỏ vài lần tới khi nước trong rồi mới đem chế biến.
Câu 3: B - Sai. Chức năng chuyển hóa của trẻ còn quá yếu, nên uống rượu bia, dù chỉ một chút, sẽ gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, thần kinh của trẻ.
Câu 4: B - Đun lại nhiều lần. Thạc sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho hay nếu để qua đêm, lượng chất dinh dưỡng sẽ bị hư hao rất nhiều. Bên cạnh đó, măng chứa chất chua nên rất dễ bị ôi thiu, chua, hỏng… gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe, kể cả được đun lại.
Câu 5: A - 200-250g. Theo thống kê, khoảng 100g măng tươi có 32-38mg độc tố
axit cyanhydric (HCN). Với liều 50-60mg (tức vào khoảng 200g măng), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở...
Câu 6: A - Buồn nôn, nôn mửa, sốt, tiêu chảy. Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn, thậm chí gây tử vong.
Câu 7: A - Đúng. Tụ cầu khuẩn vàng là loại vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm trong quá trình giết mổ. Trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm tụ cầu này. Chỉ trong vòng 4-5 giờ, chúng có thể sinh ra nhiều độc tố thấm vào trong niêm mạc dạ dày, ruột và máu, tác động lên thần kinh, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không cấp cứu kịp, người bệnh có thể tử vong.
Câu 8: C - Ngộ độc, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn cấp tính liên cầu lợn. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết tiết canh là một trong những thủ phạm nguy hiểm và thường trực nhất của các ca ngộ độc (do nhiễm khuẩn E.Coli, vi khuẩn tả), đặc biệt là nhiễm liên cầu lợn. Bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cũng thông tin từng gặp rất nhiều trường hợp sán chui lên não xuất phát từ việc ăn tiết canh.Tết của người Bhutan diễn ra trong bao nhiêu ngày?Muốn có cơ hội trở thành vĩ nhân, ít nhất phải trả lời được 7 câu nàyTrắc nghiệm kiến thức Khoa học: Nơi nào trên Trái Đất hơn 2 triệu năm chưa có mưa?