Đài BBC (Anh) đưa tin hình thức chỉnh sửa gene gà để sản sinh trứng chứa thành phần chống ung thư này tiết kiệm chi phí hơn 100 lần so với sản xuất trong nhà máy.Những chú gà nằm trong chương trình nghiên cứu. (Ảnh: BBC).Tiến sĩ Lissa Herron tại Viện công nghệ Roslin ở Edinburgh khẳng định những chú gà nằm trong chương trình nghiên cứu không bị nhồi ăn và nuôi theo kiểu nông trại mà thay vào đó “chúng sống trong bãi nhốt rộng, được cho ăn và uống nước bởi những kỹ thuật viên từng trải qua đào tạo kỹ lưỡng”.Các nhà khoa học từng chỉnh sửa gene thỏ, dê và gà để chúng sản xuất protein trị liệu trong trứng hoặc sữa của chúng. Biện pháp này được cho hiệu quả, và tiết kiệm hơn. Nhiều căn bệnh phát sinh do cơ thể người không thể tự tạo ra đủ loại protein hoặc chất hóa học nhất định. Những căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc chứa loại protein bệnh nhân thiếu hụt. Các công ty dược phẩm thường sản xuất loại thuốc này với chi phí khá cao.3 quả trứng đã đủ để sản xuất hàng chục loại thuốc chứa hai protein này. Trong khi đó, mỗi năm gà có thể đẻ tới 300 quả trứng. (Ảnh: BBC).Tiến sĩ Herron và các đồng nghiệp đã bổ sung gene chuyên tạo protein ở người vào phần ADN gà liên quan đến hình thành lòng trắng trứng gà. Đội ngũ nhà khoa học tập trung vào hai loại protein thiết yếu cho hệ đề kháng của con người là IFNalpha2a – sở hữu sức mạnh chống ung thư và virus cùng đại thực bào CSF.Giáo sư Helen Sang tại viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh khẳng định tuy chưa sản xuất thuốc cho người từ phương pháp chỉnh sửa gene gà nhưng điều này cho thấy loại gia cầm này có giá trị thương mại trong sản xuất protein phù hợp với nghiên cứu thuốc và ứng dụng vào nhiều hình thức công nghệ sinh học khác.
Hành trang kinh nghiệm du lịch bụi Thái Lan 3 ngày 2 đêm 1-08-2018, 10:20