Những thứ kinh tởm này khiến kẻ tấn công nới lỏng thế kìm kẹp và mất hứng rời đi vì chả ai muốn xơi một bữa ăn không ngon lành gì. 10 phút sau, chồn Oposum trở lại trạng thái cũ và vui vẻ ung dung như chưa có chuyện gì xảy ra.Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân. Hiện tượng giả chết này được các nhà khoa học gọi là hiện tượng chết cứng - Tonic Immobility (TI). TI có khá nhiều biến thể tùy vào mỗi loài động vật và các tình huống khác nhau. Nhưng tạo ra mùi khó chịu và dáng nằm kì quặc là phương pháp phổ biến thường được áp dụng nhất.Nhiều cơ chế sinh học ẩn dưới những màn diễn này. Bắt nguồn từ hệ thần kinh đối giao cảm kiểm soát vòng tuần hoàn nghỉ ngơi và tiêu hóa. Ở chồn Oposum, hệ thần kinh đối giao cảm khiến nhịp tim của chúng giảm còn gần một nửa, nhịp thở còn một phần ba và thân nhiệt giảm hơn nửa độ C trong một tiếng đồng hồ.Nhưng muốn kiểm soát hiện tượng đó không hề đơn giản. Những “diễn viên” này luôn phải cảnh giác xung quanh xem khi nào an toàn để tỉnh dậy. Ví dụ, gà có thể cảm nhận sự hiện diện của kẻ thù xung quanh, các nhà khoa học đã thử nghiệm bằng cách dùng diều hâu nhồi bông và nhận thấy, những chú gà trong thí nghiệm tỉnh dậy nhanh hơn khi diều hâu đảo sang chỗ khác.Ngoài việc phòng thân, một số loài áp dụng TI với mục đích khác. Khi cá Ali thấy đói, chúng nằm ỳ dưới đáy hồ, những vết đốm trên thân khiến chúng giống như con cá chết bị thối rữa, nếu một con cá phàm ăn nào đó tiến lại gần, tên lừa đảo sẽ chồm dậy và bắt lấy chúng.Con người cũng có thể trải qua TI khi gặp tình huống đáng sợ, nó giải thích vì sao một số nạn nhân không bỏ chạy hay chiến đầu mà chỉ cứng đơ người trước những mối nguy hiểm. Việc nghiên cứu TI không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về các cơ thế tự vệ trong tự nhiên mà còn giúp hiểu rõ hơn về bản thân chúng ta.Bọ cánh cứng tự vệ bằng cách nằm giả chếtChuồn chuồn cái sẽ giả chết để tránh bị con đực gạ tình
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30