Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, môi trường xã hội có sự tác động mạnh mẽ đến môi trường học đường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế nhưng, trường học phải là điểm sáng về văn hóa ứng xử, nhà trường phải trở thành một thành trì vững chắc để bảo vệ văn hóaNêu gương và làm gươngTrong tọa đàm “Văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Đà Nẵng” mới đây do Ban Tuyên giáo thành ủy Đà Nẵng tổ chức, vai trò của nhà trường trong hình thành nhân cách con người cũng như hành vi ứng xử, giao tiếp có văn hóa nhận được nhiều ý kiến thảo luận với những góp ý đầy tâm huyết.Nói như nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng – Chủ tịch Hiệp hội các Hội VHNT TP Đà Năng thì: “Môi trường học đường phải tự xác định là một thành trì, thậm chí là thành trì cuối cùng nếu như xã hội băng hoại đạo đức đến mức không thể chấp nhận được thì chỗ còn lại để môi trường văn hóa tồn tại, phát triển chính là học đường”.Ở một góc độ khác, ông Ngô Ngọc Hoàng Vương - Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng phân tích về những tác động đến văn hóa ứng xử trong môi trường học đường. “Tự ngàn xưa cho đến nay, hiếm có một ngôi trường, một người thầy nào dạy học trò mình ứng xử thiếu văn hóa. Vì thế, những người làm công tác giáo dục cần lắm một môi trường xã hội bên ngoài nhà trường thực sự lành mạnh, sự quản lý xã hội một cách chặt chẽ, đặc biệt là sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ, những người xung quanh”.Cũng có cùng quan điểm như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Long - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, nói đến mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội thì cần phải định hướng “gắn” như thế nào.Ông Long phân tích: “Sẽ như thế nào khi nhà trường chỉ con đường A, về gia đình chỉ con đường B, xã hội thì đi con đường C? Mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình - xã hội là mối quan hệ biện chứng, mỗi bên cần phải thấy vai trò của mình và đừng đổ lỗi cho nhau. Đặc biệt, phải nêu được tính làm gương của người lớn từ trên cao xuống thấp; người lớn phải tốt thì trẻ nhỏ mới nghe theo”.Theo ông Vương thì trong việc giáo dục văn hóa ứng xử học đường, hình thành nhân cách cho HS, các đơn vị, trường học đã chú trọng giải pháp nêu gương để thế hệ trẻ noi theo, tin tưởng, không hoài nghi, bất tín.“Bởi vì, nếu không nêu gương thực sự thì mọi phương pháp giáo dục, mọi giải pháp đối với thế hệ trẻ sẽ không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Thời gian qua, chúng ta đã ý thức sâu sắc, đã cố gắng rất nhiều trong việc tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt và đã tạo được những hiệu ứng tốt đẹp như các chương trình thiện nguyện, nghĩa cử hiến tạng… Nhưng việc tuyên truyền này vẫn còn quá mờ nhạt so với những phát ngôn thiếu chuẩn mực… Vì thế, cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, biểu dương người tốt việc tốt, những hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái để định hướng giá trị sống tốt đẹp cho HS” - ông Vương phân tích.Ông Đặng Việt Dũng - Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng thì cho rằng, trong giáo dục HS thì trách nhiệm trước hết vẫn thuộc về nhà trường; thầy cô giáo phải là người nêu gương trước và phải thực sự là những người có trình độ.Giáo dục học đường cần sự bền bỉ, lâu dàiÔng Ngô Ngọc Hoàng Vương cho rằng, văn hóa ứng xử, giao tiếp học đường phải được triển khai trong suốt một quá trình lâu dài. “Kết quả phổ biến, giáo dục, thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng không thể “làm xong”, “làm dứt điểm” và được thẩm định trong một thời gian ấn định một tháng, một năm.Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng tác động nhiều chiều đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, thời gian qua, ngành GD&ĐT Đà Nẵng đã chỉ đạo triển khai văn hóa ứng xử với mạng xã hội trong trường học gắn với những kỹ năng cần thiết để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh.Trên cơ sở chương trình ở từng cấp học, trong từng môn học, từng bài học, mỗi thầy cô giáo đã ý thức hơn việc chú trọng các yếu tố văn hóa, văn minh để định hướng các khái niệm, các giá trị để bồi đắp nhận thức, thái độ… và rèn luyện những hành vi tự giác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa một cách liên tục, bền vững cho cả người dạy và người học.Ông Nguyễn Hoàng Long nêu vấn đề. Khác với mọi ngành nghề, ngành Giáo dục có tính xã hội rất cao nên ai cũng có thể nói, có thể bàn về giáo dục được cả; yêu cầu của xã hội đối với người làm trong nghề này cũng rất cao.Tuy nhiên, khi xã hội bàn về giáo dục thì cũng cần phải hiểu về giáo dục, hành xử về giáo dục, yêu cầu về giáo dục như thế nào cho đúng. Theo đó, cần phải quay lại các nguyên lý giáo dục đã được tổng kết như: Học đi đôi với hành; Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội; Lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn.“Vấn đề là khi triển khai thực hiện có tuân thủ theo nhưng điều này hay không? Chỉ khi nào giáo dục tuân thủ theo nhưng quan điểm đã được đúc kết thì lúc đó mới có thành tựu tốt.Ông Long dẫn chứng: “Trong giáo dục có nguyên tắc là tôn trọng HS, nhưng cũng yêu cầu rất cao ở các em. Sự tôn trọng của xã hội đối với nghề giáo thì đã rõ nhưng trong nhiều câu chuyện, vụ việc, thái độ không tôn trọng đã dẫn đến uy tín của ngành Giáo dục bị giảm sút. Chính vì vậy, bản thân những người làm giáo dục phải giữ uy tín cho mình thế nào để có thể làm giáo dục, nhưng mặt khác, xã hội cũng cần có hiểu biết để cùng góp tiếng nói cùng với ngành Giáo dục định hướng cho học trò”.
Cổ Thiên Lạc bất lực vì không tổ chức được đám tang cho Lam Khiết Anh, kẻ hiếp dâm trong quá khứ vẫn vui vẻ đi đám cưới 7-11-2018, 11:00