GD&TĐ - Giữa thập kỷ 90, hai ĐHQG và ba đại học khu vực được thành lập (nay gọi là ĐH vùng) gồm ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - cho rằng, các ĐHQG và ĐH vùng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về GD&ĐT, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển của đất nước.Những nhìn nhận, đánh giá khái quát những kết quả nổi bật mà các ĐHQG, ĐH vùng đã đạt được trong 25 năm qua dưới đây được PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ chia sẻ trong tham luận trong Hội thảo giáo dục 2018 tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2018.ĐHQG có tên trong bảng xếp hạng khu vực và thế giớiVị thế của ĐHQG/ĐH vùng ngày nay đứng đầu bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam và có tên trong top 200 ĐH khu vực và Châu Á, top 1.000 ĐH thế giới (kết quả xếp hạng ĐH thế giới QS - Quaccquarelli Symonds - QS World University Rankings).Nếu không có các ĐH được đầu tư tập trung nguồn lực như ĐHQG, ĐH vùng sẽ khó có những trường ĐH độc lập của Việt Nam đủ sức có tên trong các bảng xếp hạng của ĐH hàng đầu khu vực và thế giới.Vai trò tiên phong trong hoạt động đảm bảo chất lượngChất lượng đào tạo được đảm bảo và nâng cao (ở một số nhóm ngành đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến) trong điều kiện suất đầu tư xây dựng, vận hành các chương trình đào tạo và học phí của chúng ta còn thấp so với mặt bằng khu vực và thế giới.Những nỗ lực đổi mới các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao (chủ yếu tập trung ở các ĐHQG, ĐH vùng), đặc biệt là vai trò tiên phong trong hoạt động đảm bảo chất lượng (ĐBCL) và kiểm định giáo dục trong gần 15 năm qua đã đem l ại những “quả ngọt” đầu tiên.Các ĐHQG, ĐH vùng tham gia tích cực trong kiểm định trường hay kiểm định các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế như: Chuẩn Đông Nam Á (AUN-QA), chuẩn CH Pháp - Châu Âu (HECERES) hay chuẩn Hoa Kỳ (ABET)…Chính phủ đã ban hành khung năng lực trình độ quốc gia (National Qualifications Framework, viết tắt là NQF theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016) dựa trên Khung trình độ tham chiếu ASEAN tạo ra bước khởi đầu “đột phá” thực thi các tiêu chuẩn về chất lượng, cải tiến các chương trình đào t ạo và ban hành chuẩn đầu ra cho các ngành, nghề, làm cơ sở công nhận trình độ, văn bằng, chứng chỉ trong trao đổi sinh viên và dịch chuyển lao động trong AEC.Đi đầu đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lựcMô hình ĐHQG/ĐH vùng kết nối cộng hưởng sức mạnh hệ thống, đồng thời vẫn phát huy tự chủ, phân cấp cho các cơ sở giáo dục ĐH thành viên (trường thành viên, viện/trung tâm trực thuộc) đã thể hiện ưu việt trên nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động, linh hoạt trong xác định cơ cấu ngành nghề, chỉ tiêu tuyển sinh nhóm trường, nhóm ngành, liên thông trong và ngoài hệ thống; xây dựng các chương trình tiên tiến, chất lượng cao gắn với nhu cầu nguồn nhân lực và chiến lược kinh tế xã hội của các vùng/khu vực và cả nước.Các ĐHQG, ĐH vùng là những ĐH đi đầu thí điểm và đổi mới công tác tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực, đảm bảo hài hòa giữa phát triển quy mô và chú trọng nâng cao chất lượng đầu vào.Tỷ lệ tuyển sinh, nhập học và sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở các ĐHQG, ĐH vùng luôn ở top đầu trong hệ thống giáo dục ĐH nước nhà.Những “học hiệu” thu hút, tăng cường hiệu quả NCKH, hợp tác quốc tếMô hình các ĐHQG, ĐH vùng gắn kết, tập trung nguồn lực cho đào tạo, nghiên cứu khoa học đã trở thành những “học hiệu” đủ mạnh để thu hút và tăng cường hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.Điều này có thể nhận thấy qua các số liệu phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học các ngành mũi nhọn, liên ngành ngày càng có sự hợp tác quốc tế của nhiều trường đại học trong khu vực (một số dự án của ĐH Đà Nẵng đang triển khai như USAID, ERAMUS… ).Các ĐHQG, ĐH vùng cũng như ĐH Đà Nẵng dần trở thành những điểm đến của nhiều sự kiện, hội nghị khoa học ở tầm quốc tế, thu hút nhiều nhà khoa học hàng đầu hợp tác, công bố và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ.ĐH Đà Nẵng đã phát triển huy động nguồn lực từ các trường thành viên xây dựng “Quỹ phát triển khoa học công nghệ”, nhờ đó đã gia tăng được số công bố quốc tế trong hệ thống ISI, SCOPUS mỗi năm từ 30-50%. “Học hiệu” ĐH Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã có vị trí uy tín trong các bảng xếp hạng của thế giới.Góp phần gia tăng đội ngũ giảng viên có trình độ caoSự gia tăng của đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và h ọc hàm PGS,GS… tăng nhanh ở các ĐHQG/ĐH vùng nhờ “học hiệu” và có những cơ chế phù hợp để thu hút, sử dụng và bồi dưỡng giảng viên.Đơn cử ĐH Đà Nẵng với các chính sách thúc đẩy giảng viên đào tạo ở nước ngoài và tổ chức các mô hình nhóm nghiên cứu giảng dạy TRT (Teaching Resarch Team) mỗi năm có gần bổ sung thêm gần 100 tân tiến sĩ t ừ các nước tiên tiến, đưa tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ và học hàm lên gần 35%, các trường thành viên như Trường ĐH Bách khoa- ĐH Đà Nẵng có tỷ lệ gần 45%.Nhờ có sự chia sẻ, sử dụng nguồn lực chung mà số giảng viên định biên hưởng lương từ ngân sách của ĐH Đà Nẵng hợp lý và ổn định, đảm bảo tỷ lệ dưới 25 sinh viên/giảng viên, không làm tạo nên tình trạng “quá tải”, lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.Hải Bình (ghi)
Dự báo thời tiết ngày mai 13/12: Bão mạnh rồi giảm nhẹ vì không khí lạnh 12-12-2021, 10:12