- Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi lần này bổ sung vào Điều 29 với nội dung “Một chương trình nhiều sách giáo khoa”. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất trong cả nước và việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?- Theo tôi, nội dung này là một điểm nhấn trong đổi mới giáo dục nhằm khắc phục những tồn tại hiện có trong thực hiện chương trình giáo dục tại các địa phương. Qua trao đổi, tiếp xúc cử tri, thực tế việc triển khai chương trình, sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm qua cho thấy có sự khác biệt về nhận thức giữa học sinh của 4 huyện miền núi so với 6 huyện, thành phố, vùng đồng bằng, trung du; giữa các trường công lập với các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên...Nếu triển khai “Một chương trình nhiều sách giáo khoa” vẫn sẽ đảm bảo được chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước. Bởi lẽ, khi tham gia viết các bộ sách giáo khoa, tập thể các tác giả phải dựa trên bộ khung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định thống nhất quản lý; khi triển khai thực hiện, các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp (với đối tượng người học, phù hợp với điều kiện vùng, miền...), giáo viên sẽ phát huy được năng lực sáng tạo trong giảng dạy, phù hợp với năng lực nhận thức của người học..., góp phần đổi mới toàn diện giáo dục theo chủ trương đường lối của Đảng.- Là đại biểu Quốc hội, bà kỳ vọng gì từ việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này?Bà Lê Thị Thu Hồng - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang- Đảng và Nhà nước ta đã xác định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cho tương lai. Xin khẳng định thêm lần nữa, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng như các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều chính sách để phát triển GD-ĐT và đạt được những kết quả quan trọng.Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, đến thời điểm hiện tại có một số nội dung không còn phù hợp trong tình hình mới, nên việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn là vấn đề cấp thiết.Là đại biểu Quốc hội, tôi kỳ vọng việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này sẽ sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định cũ không còn phù hợp, đồng thời bổ sung những quy định mới về GD-ĐT, qua đó tạo hành lang pháp lý để làm cơ sở xây dựng các chính sách góp phần thúc đẩy GD-ĐT của đất nước phát triển, tạo động lực cho học sinh tốt nghiệp THPT có học lực từ khá, giỏi trở lên; có hạnh kiểm, phẩm chất đạo đức tốt lựa chọn ngành sư phạm và tạo động lực, điều kiện cho đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp trồng người; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri và toàn xã hội.Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!Đánh giá bài viết:★★★★★TweetChia sẻQuay lại đầu trangTAGBà Lê Thị Thu Hồng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Sửa đổi, bổ sung, Luật Giáo dục
Những Thỏi Son Đỏ Đất High End Cực Chất Lượng 4-10-2018, 15:45