Theo Bộ trưởng, hiện nay, vấn đề tuyển dụng đối với giáo viên mầm non thực hiện theo quy định về tuyển dụng của công chức. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, chúng ta chuyển đổi từ các trường tư thục hoặc bán công sang các trường mầm non công lập, có nhiều vấn đề liên quan đến giáo viên phải xử lý.Do đó, Chính phủ đã có quy định, đối với giáo viên mầm non, vẫn thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập và hưởng chế độ chính sách như viên chức.Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho các bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp, chấm dứt việc hợp đồng lao động làm chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tức là, trừ những đơn vị đã thực hiện tự chủ về tài chính được tự do tuyển chọn và quyết định về số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, số còn lại phải rà soát để chấm dứt tình trạng này.Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, đối với lĩnh vực Giáo dục và Y tế, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo các địa phương phải cân đối và đảm bảo đủ giáo viên, bác sỹ để cung ứng trong vấn đề phục vụ chung.Do vậy, Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương chưa thực hiện việc chấm dứt hợp đồng làm chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non còn trong định mức biên chế, tức là còn định mức biên chế, tiếp tục nghiên cứu xét tuyển. Đặc biệt ưu tiên đối với những người đã hợp đồng lâu năm, có trình độ, có năng lực đảm bảo yêu cầu.Trường hợp không sắp xếp, không tuyển dụng được, mới thực hiện vấn đề tinh giản biên chế theo đúng Nghị định 108 của Thủ tướng Chính phủ.Về chính sách đối với giáo dục mầm non, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: Trong Quyết định số 60 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất rõ về chính sách đối với giáo viên mầm non giai đoạn 2011-2015.Cụ thể, giáo viên, trong đó bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non, kể cả công lập và dân lập được nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương quy định, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên mầm non có cùng trình độ đào tạo đang làm việc hợp đồng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Đây là chính sách rất mở cho giáo dục mầm non.Trong Thông tư liên tịch 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ cụ thể hóa về chính sách này đã nói rất rõ, bổ sung thêm các khoản về chính sách đối với giáo viên mầm non.Tại Nghị định số 06 của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và các chính sách đối với giáo viên mầm non cũng quy định rất rõ về vấn đề này.Ngoài ra còn có những chính sách khác. Ví dụ như Nghị định 61, 64, Nghị định 116 của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đối với những người hoạt động trong vùng đặc biệt khó khăn…Chấm dứt tình trạng tự duyệt biên chế Về vấn đề hợp đồng đối với giáo viên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, vừa qua, nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục công lập thực hiện số lượng hợp đồng để làm công tác chuyên môn rất lớn; có những đơn vị biên chế được giao chưa sử dụng hết, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cho được hợp đồng.Do đó, trong Nghị quyết 19 vừa rồi và trong Nghị quyết 08 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 đã nêu rất rõ là chấm dứt tình trạng tự duyệt biên chế hoặc giao biên chế cao hơn so với biên chế của cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định. Phải rà soát, sắp xếp lại ngay trong năm 2018.Do đó, để thực hiện nghiêm về vấn đề này, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cũng như các cơ sở giáo dục công lập phải rà soát lại về vấn đề biên chế được giao và đánh giá về năng lực đối với các giáo viên thực hiện hợp đồng trong thời gian vừa qua.Những nơi nào còn thiếu, phải tuyển ngay để đáp ứng được yêu cầu, không thể để cho học sinh không có giáo viên dạy và cân đối trong số biên chế đã được giao.Bộ trưởng cũng đề nghị sắp xếp và tính toán lại định mức trong các trường đối với số lớp trong trường, số giờ dạy của giáo viên để cân đối lại. Trường hợp tuyển dụng viên chức thừa so với được giao thì giao các địa phương rà soát và phải bố trí giải quyết công việc cho những giáo viên này trước và sau đó; trường hợp không được thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế.Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để cân đối lại. Với những địa phương tăng dân số cơ học, chúng ta nên nghiên cứu lại có thể xem xét, bổ sung biên chế, tránh trường hợp thiếu giáo viên hoặc thiếu người phục vụ trong các trường học, không thể người bệnh không có thày thuốc…Hiếu Nguyễn (ghi)
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30