Trình Quốc hội 2 dự án Luật, nhiều địa phương tổ chức thi vào lớp 10

Trình Quốc hội 2 dự án Luật về giáo dụcSáng 29/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 36 điều; bổ sung 3 điều mới; bãi bỏ 10 điều; bao quát hầu hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật Giáo dục.Trong đó tập trung vào một số nội dung hướng vào các chính sách như: chính sách học phí học sinh, sinh viên sư phạm; trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo; về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận văn bằng nước ngoài; đầu tư và nguồn lực tài chính cho giáo dục; trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội,…Ngày hôm sau (30/5), Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trình bày trước Quốc hội. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 02 điều mới; bãi bỏ 01 điều và 01 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 05 điều; thay thế cụm từ tại 01 điều; đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật.Dự thảo Luật đã bao quát hầu hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật GDĐH năm 2012, các nội dung này đã được tích hợp trong 04 chính sách cần sửa đổi, bổ sung của Dự án Luật, liên quan tới tự chủ đại học; đổi mới quản lý đào tạo; đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học;Đặc biệt, về quản lý tài chính, tài sản: sửa đổi để chuyển quy định về học phí sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá, Luật Phí và Lệ phí. Theo đó, các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện do các cơ quan nhà nước quy định khung giá. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở GDĐH tự chủ quyết định mức giá dịch vụ, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.Nội dung sửa đổi này lập tức khiến dư luận quan tâm. Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học của Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không nhất trí việc thay thuật ngữ học phí bằng giá dịch vụ đào tạo như thể hiện trong Dự thảo Luật. Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng và cho rằng, ý kiến của cơ quan thẩm tra chủ yếu là về sử dụng thuật ngữ, không phải vấn đề quan điểm điều chỉnh pháp luật.Cụ thể, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) – cho biết: Điều 105 Dự thảo sửa Luật Giáo dục vẫn quy định về học phí. Tuy nhiên, cơ chế xác định và thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá. Nội dung này được cơ quan thẩm tra rất đồng thuận.Về tên gọi của Điều 65 Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH là “Giá dịch vụ đào tạo” vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/ không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh…Có ý kiến lo lắng, với thay đổi này, nếu không có cơ chế quản lý giám sát sẽ rất dễ dẫn đến lạm thu. Tuy nhiên, ý kiến của nhiều chuyên gia, nếu không thay đổi sẽ không gỡ được điều trói buộc tự chủ tài chính của các trường đang gặp phải mà cần Luật này tháo gỡ.Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân, việc xác định “giá dịch vụ đào tạo” hoàn toàn khác so với giá cả hàng hóa thông thường trên thị trường, đó là trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý cần thiết để đảm bảo cho việc dạy và học được diễn ra một cách tốt nhất. Các khoản chi phí này phải được công khai.“Để các cơ sở giáo dục và đào tạo có cơ sở tính thu học phí và để nhà nước và xã hội giám sát “giá dịch vụ đào tạo” phải quy định trong Luật để cơ sở đào tạo không thể thích thu thế nào thì thu” - PGS.TS Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.
Trình Quốc hội 2 dự án Luật, nhiều địa phương tổ chức thi vào lớp 10
Thí sinh dự thi tại điểm thi trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) kết thúc môn thi Ngữ văn. Ảnh: Hà NguyênNhiều địa phương tổ chức thi vào lớp 10Tuần qua, một số địa phương tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019 như TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…Thông tin trên Thanh niên, ngày 2/6, khoảng 87.000 thí sinh của TP.HCM đã kết thúc ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hai môn Ngữ văn và Ngoại ngữ với tâm trạng khá thoải mái.Ngày 3/6, thí sinh TP Hồ Chí Minh tiếp tục thi Toán (sáng) và các bài thi môn chuyên và môn tích hợp (chiều). Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.Đánh giá chung về việc tổ chức kỳ thi năm nay, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh chia sẻ trên TTXVN: kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi.Năm nay có 87.345 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 80.361 thí sinh dự thi vào lớp 10 thường, 6.984 thí sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên. Dự kiến, ngày 4/6 Hội đồng chấm thi sẽ bắt đầu làm việc; ngày 7/6, Sở GD&ĐT TP HCMsẽ công bố đáp án các môn thi. Đến ngày 13/6, Sở sẽ công bố kết quả thi.Tại Hưng Yên, theo Giáo dục và Thời đại, ngày 2/6, học sinh Hưng Yên bắt đầu bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 với môn thi đầu tiên là Ngữ Văn. Kỳ thi diễn ra đến hết ngày 3/6 với ba môn thi bắt buộc là Toán, Văn và bài thi tổng hợp (gồm tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tiếng Anh). Hơn 14.000 thí sinh sẽ tham gia thi tại 25 điểm thi trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên. Dự kiến điểm thi vào lớp 10 sẽ công bố trước ngày 25/6.Cũng theo Giáo dục và Thời đại, ngày 2/6, gần 13.500 thí sinh Đà Nẵng bước vào môn thi đầu tiên – môn Ngữ văn - của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Đà Nẵng năm nay có 13.367 thí sinh đăng ký dự thi với 30 điểm thi. Chiều 2/6, thí sinh thi môn Ngoại ngữ; sáng 3/6, thi môn Toán. Riêng 1.350 thí sinh thi trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sẽ có thêm một buổi thi môn chuyên đã đăng ký vào ngày 5/6.Cũng liên quan đến kỳ thi vào lớp 10, ngày 3/6, nhiều báo phát thông điệp của Bộ GD&ĐT về công văn giả mạo liên quan đến việc giảm tải nội dung ra đề môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019.Bộ GD&ĐT nêu rõ, theo Thông tư số 11/2014/TTBGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và THPT; Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung TT 11 thì trách nhiệm xây dựng phương án tuyển sinh, bao gồm môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi... là của sở GD&ĐT và trình UBND cấp tỉnh chỉ đạo. Công tác tuyển sinh đầu cấp đã được phân cấp cho các sở GD&ĐT. Bộ không ra công văn chỉ đạo về nội dung này. Hiện Bộ GD&ĐT đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ tác giả, động cơ của người soạn công văn giả mạo này.
Cô giáo Rmah H’Blao.Những tấm gương bình dị mà cao quýVượt lên những khiếm khuyết về hình thể, những phụ nữ trong bài viết đăng trên báo Pháp luật Việt Nam (PLO) đã nỗ lực học tập, phấn đấu để trở thành những giáo viên- người ươm mầm cho bao thế hệ học trò. Và rồi bằng trái tim nhân hậu và nhiệt huyết của mình, họ đã mở các lớp tình thương để dạy học miễn phí cho những em nhỏ nghèo, mồ côi, số phận kém may mắn, trong đó có những em bé cùng cảnh ngộ khuyết tật như mình…Đó là cô giáo Rmah H’Blao (31 tuổi, ở làng Chao Pông, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). 3 tuổi, cô bị một trận sốt bại liệt dẫn đến teo một bên cơ chân, co quắp, di chuyển khó khăn. Từ nhỏ mơ ước trở thành cô giáo, nhưng theo lời khuyên của gia đình vì lý do sức khỏe Rmah H’Blao thi vào ngành công nghệ thông tin (không thuộc nhóm ngành sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai).Thế nhưng Rmah H’Blao học công nghệ thông tin đến năm thứ 2 thì phải tạm gác giấc mơ đèn sách vì lý do sức khỏe không bảo đảm.Xa rời giảng đường, Rmah H’Blao trở về nhà và quyết định mở lớp học tình thương để dạy học miễn phí. Học trò của Rmah H’Blao hầu hết là trẻ em nghèo, bố mẹ nhiều em còn không biết chữ nên không thể chăm lo việc học hành của con cái. Từ khi có lớp học miễn phí của cô giáo Rmah H’Blao, các gia đình có thể yên tâm làm lụng, còn “cái chữ” đã có cô Rmah H’Blao bảo ban, đỡ đần con em họ học hành.Dù không thể tự đứng bằng đôi chân mình sau trận sốt bại liệt, cô Nguyễn Thanh Giang (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) sau tốt nghiệp khoa Văn Trường CĐ Sư phạm Hà Nội vẫn tình nguyện dạy chữ cho trẻ khuyết tật, thiểu năng ở địa phương, vừa dạy chữ vừa chăm sóc, trông nom lũ trẻ giúp các gia đình. Lớp này ban đầu chỉ là một phòng nhỏ nằm trong khuôn viên Khu di tích Thành Cổ Loa.Sau 7 năm gắn bó với lớp học của trẻ đặc biệt tại Trường Tiểu học Cổ Loa, năm 2012, cô Giang mới được chuyển công tác tại Trường Chuyên biệt Bình Minh - trường dành riêng cho các trẻ khiếm thính và thiểu năng, cũng nằm trong địa bàn huyện Đông Anh (xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh). Sau 13 năm giảng dạy, cô không hề cảm thấy áp lực hay mệt mỏi và cho biết rất yêu công việc, bởi nhìn các con, cô như gặp lại tuổi thơ của mình.Cô giáo Lê Thị Hồng Yến (33 tuổi, ngụ phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) dù bại liệt vẫn nỗ lực, vượt qua rất nhiều khó khăn để nhận tấm bằng cử nhân sư phạm Trường ĐH Phạm Văn Đồng (tỉnh Quảng Ngãi).Ra trường, cô gái giàu nghị lực mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại nhà. Với phương pháp giảng dạy dễ hiểu, giáo viên lại thân thiện nên lớp học của cô Yến thu hút được nhiều học sinh. Hiện cô Yến trực tiếp giảng dạy nhiều lớp học tiếng Anh trình độ từ lớp 3 đến lớp 9 với hơn 120 học sinh.Lập Phương (tổng hợp)