Ông Phan Thanh Bình phát biểu tại phiên họpGD&TĐ - Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban thường vụ Quốc hội - thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).Ông Bình trao đổi: Khi chúng ta đưa ra Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT thì có nhiều thay đổi trong cách học và cách dạy. Quan trọng là chúng ta chuyển từ giảng dạy kiến thức qua đánh giá và đào tạo năng lực cho học sinh.Như vậy nó tác động đến một phương thức và quan điểm của chúng ta rất lớn trong giảng dạy phổ thông. Bây giờ quan trọng nhất là chương trình giáo dục phổ thông là pháp lệnh, sách giáo khoa trở thành công cụ và tài liệu giảng dạy.Sách giáo khoa không phải là duy nhất, có thể trên một kiến thức nhưng có nhiều nguồn, thậm chí không sử dụng sách giáo khoa mà sử dụng mạng internet để được kiến thức đó cũng sẽ là vấn đề đặt ra trong tình hình mới hiện nay.Theo ông Phan Thanh Bình, thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong toàn quốc, việc này cực kỳ quan trọng, Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm ban hành chương trình giáo khoa thống nhất trong cả nước và chương trình này khá chi tiết quy định đến học kiến thức gì, ra sao, thậm chí trong văn học là học tác giả nào, bài văn nào quy định cứng luôn.Quan trọng là chương trình phổ thông là pháp lệnh, trên cơ sở đó mới viết sách giáo khoa coi như cụ thể hóa chương trình. Không phải sách giáo khoa là quyết định chương trình, mà chương trình quyết định sách giáo khoa.Chương trình lượng kiến thức phải thống nhất, được Hội đồng quốc gia biên soạn, cho đến nay chương trình này cũng chưa được hoàn chỉnh. Bộ GD&ĐT đã trễ 2 năm để ban hành chương trình này, hiện nay còn phải xây dựng chương trình từng bộ môn một, học cái gì, ra sao, dựa trên chương trình đó mới viết sách giáo khoa. Ở đây không chỉ là kiến thức mà chủ yếu là phát huy năng lực.Cũng theo ông Bình, sách giáo khoa muốn được công nhận và đưa ra sử dụng phải được Hội đồng quốc gia của Bộ GD&ĐT thông qua thì mới được công nhận đó là sách giáo khoa. Đủ chuẩn, đúng chương trình và được Hội đồng quốc gia công bố mới được công nhận, không phải ai viết xong cũng được đưa ra thị trường.Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) hiện nay quy định: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chương trình giáo dục phổ thông và về chất lượng sách giáo khoa.Về cách chọn sách giáo khoa, dự thảo Luật cũng quy định Bộ trưởng phải quy định chọn như thế nào, không phải muốn chọn sao cũng được. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về chương trình và sách giáo khoa.Về việc Bộ GD&ĐT có soạn bộ sách giáo khoa hay không, ông Bình phân tích: Với chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa, chúng ta vẫn phải quy định Bộ GD&ĐT làm một bộ sách để đảm báo có đủ sách học cho học sinh, đề phòng khi công bố ra thị trường sẽ không có đơn vị, cơ sở nào làm sách.Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, hiện nay không phải một nơi muốn làm mà rất nhiều cơ sở lớn đồng ý làm sách; song với điều kiện là phải tuân thủ đúng chương trình pháp lệnh và được Bộ GD&ĐT đồng ý thông qua thì mới được trở thành sách giáo khoa.Minh Phong (lược ghi)
Bất động sản quý 2/2018: Thị trường căn hộ nhiều biến động 24-07-2018, 16:00