Học sinh tự tin trình bày các sản phẩm nghiên cứu khoa họcGD&TĐ - Ngày 10/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội thảo tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong trường trung học khu vực phía Bắc. Đây là hoạt động nằm trong Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (VISEF 2019) đang được tổ chức tại Hà Nội.Hội thảo được nghe góp ý của các Sở GD&ĐT về cuộc thi, về giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh tại địa phương trong những năm tiếp theo, đồng thời đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT để hoàn thiện cuộc thi trong những năm tới.Một số ý kiến đề xuất nên tăng số đề tài dự thi cấp quốc gia (từ 6 đề tài lên 8 đề tài) cho các địa phương, thay đổi thang điểm chấm thi, nâng điểm khuyến khích cho các đề tài đoạt giải. Đại diện đến từ các doanh nghiệp đề xuất gắn cuộc thi với phong trào khởi nghiệp đang được triển khai rộng rãi trong các trường đại học…Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Cuộc thi đã khuyến khích được học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học kĩ thuật. Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống nhằm hình thành năng lực học sinh. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo KHKT của mình.Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảoCuộc thi nghiên cứu khoa học là hoạt động cần thiết để hướng tới triển khai, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi triển khai chương trình GD phổ thông mới; đã có kết quả tốt đẹp trong triển khai nghiên cứu khoa học đặc biệt là quá trình triển khai đổi mới việc dạy học tại các địa phươngNhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục và cả xã hội đã được nâng lên, hoạt động của các địa phương trong triển khai nghiên cứu khoa học đã rất sôi nổi. Các địa phương rất tích cực và có nhiều biện pháp sáng tạo trong việc tổ chức cuộc thi tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông.Đã có sự chỉ đạo quan tâm phối hợp của các cấp đảng, chính quyền đối với hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt là sự phối hợp giữa trường phổ thông với các trường ĐH-CĐ, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học. Nhiều nhà trường đã biết cách huy động các doanh nghiệp, huy động xã hội hóa cho hoạt động nghiên cứu khoa học.Quang cảnh hội thảoTuy nhiên, cuộc thi vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Nhận thức của một số nhà trường chưa tích cực, năng lực hướng dẫn của một số giáo viên, trong đó có cả các giảng viên đại học còn hạn chế, một số hiệu trưởng nhận thức chưa đầy đủ về cuộc thi.Sự phối hợp của các trường học ở một số địa phương với các trường đại học còn chưa cao, đặc biệt với các địa phương vùng cao, vùng khó khăn nên dẫn đến chất lượng của các dự án còn hạn chế. Một số địa phương gặp khó khăn về cơ sở vật chất, chính sách cho hoạt động nghiên cứu chưa được cụ thể hóa…Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nêu ra các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức để đổi mới; mở rộng liên kết với các trường ĐH-CĐ, viện nghiên cứu; xây dựng kế hoạch tổng thể của ngành về công tác NCKH; nghiên cứu tổ chức cuộc thi để phù hợp với thực tế, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa…Thứ trưởng nhận định: Cuộc thi nghiên cứu khoa học cho học sinh mang ý nghĩa lớn trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai trong năm học 2020-2021 sắp tới. Chúng ta cần tuyên truyền cho xã hội, cho nhân dân hiểu ngành GD đã và đang triển khai những điều kiện tốt nhất để triển khai đổi mới, trong đó có cuộc thi nghiên cứu khoa học đang lan tỏa rộng rãi trong các trường học trên cả nước.Lan Anh
Quảng Ninh đã đón 7,5 triệu lượt du khách 27-06-2018, 15:00