Triển khai Chương trình - SGK mới tại Lạng Sơn: Tích cực chuẩn bị

Triển khai Chương trình - SGK mới tại Lạng Sơn: Tích cực chuẩn bị
Một tiết học ứng dụng CNTT của cô và trò Trường THCS Sơn Hà (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn)GD&TĐ - Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngành GD Lạng Sơn đã tích cực tham mưu với tỉnh nhiều chương trình, đề án phát triển sự nghiệp GD. Trong cuộc phỏng vấn với Báo GD&TĐ, ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT đã nêu bật những công tác mà tỉnh đã và đang chủ động triển khai để đáp ứng yêu cầu của Chương trình - Sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT - SGK GDPT) mới; nhất là các điều kiện cơ sở vật chất và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, CBQL.Đội ngũ CBQL, GV còn thiếu một số năng lực cốt lõi- Thưa ông, CT - SGK GDPT mới bắt đầu áp dụng ở lớp 1 vào năm học 2020 - 2021 sau đó là lớp 6, lớp 10 vào năm học tiếp. Theo lộ trình này hiện tỉnh Lạng Sơn có những thuận lợi, khó khăn như thế nào trong việc đáp ứng triển khai?- Công tác tuyên truyền cho đội ngũ CBQL, GV các trường học trong toàn tỉnh về quan điểm đổi mới GD, đặc biệt là đổi mới CT - SGK GDPT mới được ngành GD tỉnh triển khai rộng khắp, phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình... góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận từ chính đội ngũ thực hiện và lan tỏa đến cộng đồng xã hội. CBQL, GV sẵn sàng nghiên cứu khung CT GDPT mới, điều chỉnh đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận dần.Ở cấp tiểu học của tỉnh hiện đội ngũ GV có tỷ lệ 1,46 GV/lớp, số GV văn hóa có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 91,5%. Tuy nhiên, khó khăn của cấp tiểu học hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất ở nhiều trường còn chưa đáp ứng để dạy học 2 buổi/ngày; Tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày hiện đạt 94,6%; toàn tỉnh còn có 109 trường dạy lớp ghép, 314 lớp ghép với 3.029 HS. HS vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong giao tiếp và các điều kiện tiếp cận nội dung mới. Đội ngũ GV dạy văn hóa còn thiếu để dạy 2 buổỉ/ngày; GV Anh văn và Tin học chưa đủ số lượng, trình độ, năng lực để đáp ứng dạy học theo yêu cầu CT – SGK mới.Với lớp 6 bậc THCS và lớp 10 bậc THPT, việc giảng dạy tích hợp liên môn sẽ đặt ra những thách thức với đội ngũ GV trong việc thay đổi tư duy, phương pháp giảng dạy; đội ngũ CBQL, GV còn thiếu một số năng lực cốt lõi để thực hiện CT - SGK GDPT mới như năng lực dạy học tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, phát triển chương trình nhà trường... Việc lựa chọn các môn học ở cấp THPT sẽ xảy ra tình trạng thừa thiếu GV cục bộ đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại hết sức khó khăn, có thể GV biên chế ở trường này, nhưng đi dạy ở các trường khác ảnh hưởng đến chất lượng.
“Tỉnh đang tích cực rà soát, sáp nhập, tổ chức lại các cơ sở GD đảm bảo tinh gọn về đội ngũ và đảm bảo hiệu quả công tác GD. Hiện đội ngũ GV ở cấp tiểu học chưa đảm bảo việc dạy học 2 buổi/ngày. Một số GV tiểu học chưa đáp ứng được chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Tỉnh đang thiếu GV dạy môn Tin học, thiếu GV Tiếng Anh; Chính vì vậy tỉnh đang xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện CT - SGK GDPT mới. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng CBQL, GV trong toàn ngành…”.Ông Trần Quốc TuấnThực hiện 100% số trường học kết nối Internet- Tỉnh đã có cơ chế ưu tiên như thế nào với trường học, nhất là cấp tiểu học và cho lớp 1 ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới để các trường này được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng CT - SGK GDPT mới?- Toàn tỉnh hiện có 261 trường có cấp tiểu học với 67.986 HS và 3.283 lớp; số phòng học hiện có 3.275 phòng (trong đó phòng học tạm: 216, học nhờ, học mượn: 64) đáp ứng gần 100% mỗi lớp một phòng học, trong lớp có đầy đủ bàn ghế GV, bàn ghế HS, bảng theo tiêu chuẩn quy định. Số bộ thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học theo quy định (Thông tư số 15 của Bộ GD&ĐT) là 3.204 bộ, cơ bản đáp ứng được công tác dạy và học.Thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng 308 phòng học (trong đó có 176 phòng học tiểu học) thuộc 55 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK; Thực hiện Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch triển khai với tổng kinh phí đầu tư trên 175 tỷ đồng; Nhằm hỗ trợ trường học vùng khó khăn trang thiết bị tối thiểu, bàn ghế HS; trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp HS; cải tạo khu nhà ở nội trú HS...- Những điều kiện, hạ tầng CNTT để bồi dưỡng GV, CBQL và ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học hiện được ngành GD-ĐT Lạng Sơn chuẩn bị thế nào, thưa ông?Tính đến cuối năm 2018, toàn ngành GD Lạng Sơn có 3.579 máy vi tính phục vụ công tác hành chính; 402 phòng máy vi tính với 5.537 máy tính phục vụ công tác giảng dạy; 2.297 máy chiếu, 1.521 tivi màn hình lớn và 267 bảng thông minh phục vụ công tác chuyên môn. Sở GD&ĐT phối hợp với Viettel Lạng Sơn, VNPT Lạng Sơn thực hiện chương trình kết nối Internet trường học qua đó thực hiện kết nối Internet đến 100% trường học các cấp bằng cáp quang hoặc cáp đồng, đối với các đơn vị chưa thể kết nối Internet bằng cáp đã chủ động thực hiện kết nối Internet qua sóng di động công nghệ 3G. Về nhân lực CNTT, hiện nay, toàn ngành GD-ĐT Lạng Sơn có trên 90% CBQL, 77% GV và 44% nhân viên có trình độ ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao; các đơn vị đều có Tổ cốt cán CNTT sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.- Xin cảm ơn ông!Giang Đông (thực hiện)