Đổi mới, sáng tạo giờ chào cờ đã thu hút giáo viên, HS hào hứng tham giaGD&TĐ - Đổi mới giờ chào cờ không chỉ nhằm GD lý tưởng, đạo đức, lối sống cho HS, mà còn giúp các em phát triển toàn diện, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Tại tỉnh Hưng Yên, nhiều trường đã và đang thực hiện đổi mới giờ chào cờ theo hướng: Ngắn gọn, nghiêm túc và trang nghiêm phần lễ và dành nhiều thời gian để tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí phù hợp với thực tiễn.Trải nghiệm các hoạt động GD dưới cờTham dự tiết chào cờ của Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên), mới thấy ý nghĩa và tác dụng GD cho HS thông qua tiết học này như thế nào, nếu như các trường đổi mới, sáng tạo, biến giờ sinh hoạt dưới cờ thành những hoạt động trải nghiệm, bổ ích.Lấy ý tưởng từ Chương trình “Vietnam's Got Talent”, giờ chào cờ của Trường THPT Đức Hợp đã trở thành ngày hội tìm kiếm tài năng “Duc Hop High School’s Got Talent”. Thầy hiệu trưởng Hà Quang Vinh cho biết, sau nghi lễ chào cờ và một số nội dung quan trọng không thể thiếu của phần lễ, nhà trường dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thầy, cô giáo và các em HS trước khi bắt đầu một tuần học mới.“Ngay từ đầu năm học, chúng tôi xây dựng một chương trình tổng thể với chủ đề xuyên suốt cho cả năm học. Chẳng hạn như năm học 2018 - 2019, chủ đề là tìm kiếm tài năng Trường THPT Đức Hợp. Bám sát vào kế hoạch này, từng tuần Đoàn thanh niên phối hợp với Công đoàn sẽ tổ chức cho các em tham gia với nhiều nội dung, tiết mục phong phú, gắn với các vấn đề thực tiễn trong xã hội. VD: Tuần về 8/3 sẽ có các tiết mục chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ; ngày 20/11 là các tiết vinh danh thầy, cô giáo… Sau mỗi tuần, chúng tôi chọn các tiết mục xuất sắc để lọt vào vòng thi tháng, rồi đến vòng thi quý và cuối cùng là thi năm để chọn ra tiết mục xuất sắc nhất” – thầy Vinh trao đổi.Trước đây, giờ chào cờ thường bao gồm những câu chuyện nhắc nhở HS, phổ biến nội dung, đôi khi còn có kỷ luật HS dưới cờ. Bây giờ chúng tôi chỉ đạo, các trường không thực hiện điều đó nữa. Tinh thần là tạo cho HS có một tinh thần thoải mái, vui vẻ để các em có tâm thế thoải mái nhất trước khi bước vào tuần học mới.Ông Phạm Xuân QuyếtTheo thầy Vinh, nếu so với giờ chào cờ “truyền thống” thì phương thức tổ chức này đã tạo được hiệu ứng tích cực. Giáo viên, HS hào hứng tham gia, phụ huynh đồng tình ủng hộ; đặc biệt đã phát huy được vai trò HS là trung tâm. Qua đó, không chỉ GD lý tưởng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh cho các em mà còn giúp các em phát triển được nhiều kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình, hùng biện, kỹ năng hợp tác và phản biện. Đặc biệt, GD các em về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.Nếu như trước kia HS Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Yên Mỹ, Hưng Yên) có thể ngủ gật hoặc bỏ trốn tiết chào cờ vì sự khô cứng và hình thức; thì nay giờ chào cờ lại là sự mong đợi nhiều nhất của các em. Bởi các em đã được tham gia vào các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” và được làm chủ diễn đàn, làm chủ sân khấu.Cô hiệu trưởng Trần Thị Yến cho biết: Quan điểm của nhà trường là tổ chức ngắn gọn, trang nghiêm phần lễ để dành nhiều thời gian cho các hoạt động GD khác. Theo đó, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một tuần để tổ chức các hoạt động GD trong giờ chào cờ. Tuần này thì lớp này tổ chức hài kịch, tuần khác thì lớp khác tổ chức văn nghệ, biểu diễn thời trang, hái hoa dân chủ, giải đáp câu đố… Vì thế, tiết chào cờ của nhà trường bao giờ cũng sôi động và hào hứng nhất đối với HS và giáo viên. Quan trọng nhất là các em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức xã hội bổ ích và rèn luyện sự tự tin cũng như nhiều kỹ năng sống.Chương trình “Duc Hop High School’s Got Talent” của Trường THPT Đức Hợp trong giờ chào cờHS - trung tâmcủa mọi hoạt độngTrao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thắm – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) cho biết, đổi mới giờ chào cờ là một trong những nội dung mà ngành GD huyện triển khai tích cực nhằm thực hiện Quyết định số 1501 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường GD lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.Qua theo dõi cho thấy, các trường triển khai khá tốt và mang lại hiệu quả GD rõ rệt. “Nếu như trước kia giờ chào cờ có thể là nỗi ám ảnh của một số HS vì có thể sẽ bị nêu tên trước toàn trường về một số vi phạm của mình, thì nay điều đó đã không còn xảy ra. Giờ chào cờ trở thành hoạt động sinh hoạt ý nghĩa, mang tính GD cao và được giáo viên, HS chờ đón nhất. Chúng tôi cũng chỉ đạo, các nhà trường, tùy từng điều kiện cụ thể tổ chức giờ chào cờ phù hợp với thực tiễn, trong đó, HS phải là trung tâm của mọi hoạt động” – bà Thắm nhấn mạnh.Theo ông Phạm Xuân Quyết – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên, hiện nay hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh đều có đổi mới, sáng tạo trong tổ chức giờ chào cờ đầu tuần. Ngoài nghi lễ chào cờ trang trọng, các trường đã tổ chức rất nhiều hình thức khác nhau như: Sân khấu hóa học đường, tổ chức dưới dạng giao lưu hỏi đáp… Qua đó, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em để bước vào tuần học hiệu quả.Đánh giá bài viết:★★★★★TweetChia sẻQuay lại đầu trangTAGSôi động, giờ chào cờ đầu tuần
Anh ruột ủy quyền bán căn hộ, tính thuế thế nào? 18-06-2018, 06:30