Cần chuẩn bị tốt tâm lý và lộ trình ôn tập cho HS chuẩn bị thi chuyển cấpGD&TĐ - Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, HS lớp 9 sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Để đạt được kết quả tốt trong giai đoạn nước rút, học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị thật tốt, bảo đảm các yếu tố về kiến thức, thời gian và lưu ý các vấn đề quan trọng trong quá trình luyện tập.Lo lắngSở GD&ĐT Hà Nội đã công bố phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020. Theo đó, học sinh sẽ thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và một trong số 6 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3/2019.Theo ghi nhận, sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, HS bắt đầu bước vào giai đoạn “nước rút”, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 2 và 3/6. Năm nay, kỳ thi có nhiều thay đổi và được đánh giá là căng thẳng hơn so với các năm trước nên tâm lý phụ huynh và học sinh có phần lo lắng.Em Lê Trần Khánh, HS Trường THCS Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Vừa thi xong học kỳ I là chúng em đã bắt đầu ôn luyện theo hướng dẫn của các thầy cô. Em đang “tăng tốc” với môn Ngoại ngữ và chờ đợi môn thi thứ 4 sắp được công bố. Những ngày nghỉ Tết vừa qua, thay vì đi chơi, em dành thời gian học thêm Tiếng Anh do chị họ bổ túc. Tuy nhiên em cũng hơi lo lắng vì năm nay thi 4 môn”.Cùng tâm trạng như Khánh, em Lê Gia Hiển, HS Trường THCS Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Em và các bạn trong lớp đã được cô giáo nhắc nhở không được lơ là với môn học nào vì ngoài 3 môn đã biết thì môn thi thứ 4 vẫn còn đang “bỏ ngỏ”.Em sẽ cố gắng để có kết quả thi tốt nhất”.Xây dựng lộ trình phù hợp Cô Nguyễn Thu Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đại Kim cho biết: Thời điểm đầu học kỳ II này các em cần dành thời gian luyện đề để rà soát lại khối lượng kiến thức cũng như trang bị những kỹ năng làm bài thi. Không chỉ các môn tự nhiên, môn Văn cũng đòi hỏi HS phải có tư duy logic. Với hệ thống ý chính được vạch thành sơ đồ, các em vừa dễ dàng nắm chắc nội dung vừa triển khai ý từ đoạn văn, bài văn nhanh, đầy đủ, cô đọng và súc tích.Việc luyện đề thời điểm này giúp HS rà soát lại các kiến thức đã học, kiểm tra xem phần nào chưa tốt, phần nào hổng để bổ sung, bảo đảm học đến đâu chắc đến đó. Tiếp nữa là có kế hoạch học tập trong thời gian còn lại. Thời điểm đầu việc luyện đề cần kết hợp với trang bị kiến thức còn thiếu.Cô Hòa khuyên, luyện đề là hoạt động quan trọng của HS trong quá trình ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 trước mắt. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, HS và phụ huynh cũng cần chuẩn bị thật tốt, đảm bảo được các yếu tố về kiến thức, thời gian và lưu ý các vấn đề quan trọng trong quá trình luyện tập với các đề thi. Phụ huynh nên là người giúp con tự nâng cao ý thức học và đủ sự yêu thích, đam mê với việc học thay vì cưỡng ép.Theo cô Phạm Thúy Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trung Tú, Hà Nội, việc xây dựng lộ trình học tập phù hợp rất quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh tháng 3 các em mới biết môn thi cuối cùng. Các em cần xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp. Môn thi cuối cùng sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm nên chỉ cần nắm chắc kiến thức trọng tâm và kỹ năng làm bài trắc nghiệm.Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, năm học 2018 - 2019, dự kiến toàn thành phố sẽ có 101.460 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng HS sau THCS, theo dự kiến khoảng 60% đến 62% số HS tuyển vào các trường THPT công lập, 20% số HS tuyển vào trường THPT tư thục, 10% số học sinh tuyển vào Trung tâm GDNN - GDTX và từ 8% đến 10% số HS tham gia học nghề.Đánh giá bài viết:★★★★★TweetChia sẻQuay lại đầu trangTAGHà Nộ, Chạy nước rút, ôn thi
Hà Giang - nơi bước chân trở về tuổi trẻ 29-07-2021, 10:54