Học sinh Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng trong ngày đầu nămGD&TĐ - Việc học sinh bỏ học hoặc đi học không chuyên cần sau Tết Nguyên đán luôn là nỗi lo của các thầy cô giáo. Vì vậy, nhiều giải pháp đã được các trường học vùng cao đưa ra để thu hút học sinh đến trường. Tổ chức Tết trồng câyThầy Trần Duy Hưng, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Long Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) cho biết: Để thu hút học sinh đến trường sau mỗi đợt nghỉ dài, nhất là nghỉ Tết, nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và tổ chức Tết trồng cây để học sinh hứng thú hơn khi trở lại trường. Năm nay, nhà trường có tổng số 278 học sinh, trong đó 110 học sinh bán trú, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 100% học sinh đến trường đầy đủ.Mấy năm trước, sĩ số học sinh đến trường sau Tết ở khối THCS chỉ đạt 75%. Nguyên nhân là sau Tết, người dân vùng cao bắt đầu làm đất, trồng cây vụ xuân, những học sinh lớn tuổi thường phải ở nhà một thời gian để phụ giúp công việc gia đình. Cá biệt, có học sinh theo bố mẹ đi làm ăn xa ngay sau Tết, hàng tháng mới về. Ba năm trở lại đây, ý thức của người dân được nâng cao, đồng thời, nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động trước và sau Tết Nguyên đán để các em học sinh gắn bó với trường, lớp hơn.Tuy nhiên, thầy Trần Duy Hưng cũng cho rằng, tâm lý uể oải học tập ngày sát Tết và sau Tết của HS là khó tránh khỏi. Để ổn định sĩ số HS trên lớp, nhà trường đồng loạt đẩy mạnh nhiều giải pháp từ kỷ luật trật tự đến tổ chức các hình thức học tập nhẹ nhàng phù hợp để khuyến khích HS quan tâm, tập trung vào học tập. Không khí học tập của cả thầy và trò dịp đầu năm vì thế đã bắt nhịp một cách nhẹ nhàng, không có áp lực.Tại Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng (Lào Cai), không khí học tập sau Tết của cả cô và trò đều diễn ra một cách hào hứng. Cô Ma Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Phố Ràng cho biết, năm nay nhà trường rất vui mừng khi được đón lãnh đạo Phòng GD&ĐT đến kiểm tra tình hình học tập và chúc Tết đầu năm. Cả cô và trò đều phấn khởi, vui mừng trong không khí mùa xuân ấm cúng.Tổ chức ngày hội “Vui đón xuân sớm”Trường PTCS Nam Mẫu (Ba Bể, Bắc Kạn) là trường học vùng cao và khó khăn của tỉnh Bắc Kạn với 100% học sinh là người dân tộc Dao và Mông, trong đó dân tộc Mông chiếm tỉ lệ đa số. Cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng nhà trường phấn khởi cho biết: Năm nay, học sinh đến trường sau Tết chiếm tỉ lệ khá cao.Trước đây tình trạng HS có hoàn cảnh khó khăn bỏ học để tham gia lao động thời vụ kiếm sống cùng gia đình trong những dịp sát và sau Tết. Bản thân bố mẹ các em cũng ủng hộ và thiếu kết hợp với nhà trường trong việc huy động HS đến trường đầy đủ. Tuy nhiên, đến nay ý thức học tập của HS vùng cao đã tiến bộ rõ rệt, phụ huynh HS quan tâm hơn đến việc học tập của con em. Vì vậy, tình trạng trốn học để tham gia lao động thời vụ, hoặc có em ở nhà lấy chồng đã giảm đáng kể.Năm nay, do được quán triệt từ Phòng GD&ĐT Ba Bể, để động viên học sinh đi học sau Tết đầy đủ, trong bữa cơm tất niên trước khi nghỉ Tết, nhà trường đã nhắc nhở, dặn dò các em kỹ lưỡng việc phải đến trường đầy đủ sau Tết. Ngay ngày đầu tiên học sinh khu vực miền núi ra lớp, thế nhưng chỉ có vắng 2 em, do bị ốm trên tổng số 341 học sinh.Cô giáo Ma Thị Chuyên khẳng định: “Một trong nhiều giải pháp mà nhà trường triển khai những năm qua để ổn định trật tự kỷ luật trường lớp và sĩ số dịp sát và sau Tết là tổ chức các hoạt động ngày hội “Vui đón xuân sớm”.Cô Ma Thị Chuyên cho biết, tập thể cán bộ giáo viên nhân viên Trường PTCS Nam Mẫu đã thực hiện chương trình chia sẻ yêu thương dành nhiều phần quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại trường, đó cũng chính là niềm động viên để học sinh trở lại trường sau mỗi kỳ nghỉ Tết.Lê Đăng
4 loại thực phẩm vừa dinh dưỡng vừa có thể làm đẹp mà chị em nên nhớ 14-04-2019, 17:50