Triết lý GD phải nêu bật được tính định hướng phát triển con người trong thời đại mớiGD&TĐ - Đó là ý kiến của các thầy cô giáo là giảng viên các trường đại học khi đóng góp ý kiến vào Luật Giáo dục sửa đổi. Các thầy cô đều cho rằng không nên quy định cụ thể triết lí giáo dục vào một điều khoản trong luật vì triết lí là một thứ gì đó chung chung.Từng nghiên cứu về Luật Giáo dục của một số nước trên thế giới, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh - giảng viên Học viện Ngoại giao cung cấp thông tin: Luật Giáo dục của một số nước như Nhật, Pháp... có phần mở đầu được viết dưới dạng một thông điệp. Ở Pháp gọi là phần tổng quan, viết khái quát về mong muốn những thứ cần có ở một xã hội và công dân tương lai. Sau đó phần mục tiêu và các nội dung khác sẽ được triển khai cụ thể.Cấu trúc văn bản luật ở Việt Nam không giống ở nước ngoài vì phần đầu thường dẫn luật, căn cứ vào các luật, điều luật được công bố trước đó mà không có phần tổng quan. Do đó, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh đề xuất trước khi đề cập đến các điều khoản cụ thể thì nên có một phần không có tiêu đề như một thông điệp để bổ sung cho các điều khoản cụ thể, vì một điều không thể nào thể hiện được hết tinh thần của Luật. Cần có triết lí chung như thế trước khi đưa vào mục tiêu, tính chất giáo dục...Đa số các quan điểm đều đồng tình với việc không nên có một điều cụ thể về triết lí giáo dục. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng nội dung về triết lí giáo dục nên thể hiện theo những cách khác nhau trong Luật. GS.TSKH Vũ Minh Giang nêu ý kiến: Muốn hay không muốn thì Luật Giáo dục phải phản ánh triết lí giáo dục, có thể là dưới dạng một tuyên ngôn. Tất cả các điều khoản của Luật phải quán triệt tinh thần của triết lí. Nhưng vấn đề là phải viết thế nào để không có cảm giác là triết học mà Luật là chuyện của đời thường, của thực tế cuộc sống và phải rất cụ thể.“Trong Bộ luật Giáo dục của Pháp dài hơn 1.500 trang, ở phần triết lí đầu tiên đã đề cập luôn đến việc phải xây dựng đất nước thế nào, công dân phải như thế nào... Luật đã chỉ luôn ra rằng giáo dục phổ thông cần phải xây dựng trên cơ sở đóng góp của gia đình và các hoạt động xã hội… Điều này đã được nói ngay ở phần tổng quan chứ không chờ đến các điều khoản cụ thể”.Còn TS Phạm Thị Quỳnh -giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm: Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau khi đưa triết lí giáo dục vào một điều luật cụ thể, cho nên tốt nhất là theo phương án cũ. Không nên đưa mục triết lí giáo dục vào một điều khoản luật cụ thể mà nên thể hiện ở tất cả các điều khoản, ở toàn bộ LuậtGiáo dục.Từng đọc qua Luật Giáo dục của hơn 60 quốc gia, giáo sư Phạm Huy Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long cho rằng, trên thế giới không có Bộ luật Giáo dục của nước nào có một điều luật gọi tên là “Triết lí giáo dục”. Nếu đưa vào một điều luật gọi là triết lí giáo dục, cả thế giới không nước nào có mà Việt Nam lại có thì cần phải giải thích rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, triết lí thường được hiểu là một ý tưởng chứ không phải cái để đưa thành luật cụ thể.Ủng hộ quan điểm của GS Phạm Huy Dũng, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Triết lí thường nghiêng về quan điểm, định hướng phát triển. Còn Luật thì khác hẳn, Luật không phải kể những chuyện đó mà phải quy định những điều phải làm và những điều không được làm.Vân Anh
Hướng dẫn đi một vòng khám phá hết thiên nhiên Đài Loan 9-07-2018, 19:30