1. Rome “chết chìm” trong phân chim vào mỗi tháng 10
Rome là một trong những điểm đến lâu đời nhất trên thế giới. Thành phố “vĩnh cửu” này được du khách yêu mến vì đã kiên cường sống sót qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, Rome cũng vướng phải điều “tai tiếng” vào tháng 10 mỗi năm do hàng triệu con chim sáo đá di cư từ Bắc và Đông Âu “tự do” thải phân khắp thành phố.
Một cư dân tại Rome đã thốt lên đầy bất lực và “đau khổ” bởi xe của anh ta luôn “đắm chìm” trong phân chim mỗi dịp tới tháng 10. Trang BBC One cũng đưa tin: “Mỗi ngày, những con chim sáo đá thải 10 tấn phân rải khắp thành phố”.
Vào buổi sáng, lũ chim sẽ sà xuống gần các ruộng ô-liu để “chén no đã bụng”. Sau thời gian nghỉ ngơi, chúng sẽ bắt đầu công việc của mình: xả thải “muôn lối” tới các vùng ấm áp hơn, khắp các con đường, tòa nhà và phương tiện đi lại ở thành phố Rome. Cư dân bị buộc phải mang theo ô dù khi di chuyển trong thị trấn. Trong khi đó, các nhà chức trách phải sử dụng chất chống trượt rải lên đường nhựa nhằm tránh xảy ra các vụ trơn trượt cho người tham gia giao thông.
2. “Đội quân” thầy tu giả ở Boston
Các nhà sư xuất hiện ở thành phố Boston, Mỹ là những kẻ giả mạo do một nhóm người Trung Quốc “tài trợ” áo choàng và visa. Họ kêu gọi “sự quyên góp” từ khách du lịch và người dân địa phương. Những kẻ này thường lừa mọi người xung quanh bằng kinh cầu nguyện giả và bán các món đồ rẻ tiền nhằm thu lợi. Chính quyền thành phố Faneuil Hall đã ngăn chặn nạn “thầy tu tặc” bằng cách đăng những cảnh báo để người dân địa phương và du khách không bị mắc bẫy của nhóm “sư Mafia”.
Biết được điều này, những kẻ giả mạo lại chuyển sang “phương án hoạt động mới”, họ tản ra và tập trung xuất hiện ở những điểm du lịch đông khách như công viên hoặc bờ sông. Theo luật pháp, nếu như nhóm người này không tấn công và gây hấn với ai thì họ có thể hành nghề ăn xin một cách hợp pháp. Chính vì vậy, điều này cũng gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp địa phương và các tổ chức từ thiện thực sự tại Boston.
3. San Francisco ngập ngụa trong… phân người
San Francisco là một trong những thành phố nổi tiếng giàu có và sở hữu công nghệ tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Nơi đây có đầy đủ mọi tiện nghi cần thiết cho cư dân… ngoại trừ nhà vệ sinh công cộng. Do thành phố chật chội và số lượng người vô gia cư xuất hiện ở San Francisco ngày càng gia tăng nên nhiều người dân buộc phải “đi nặng” ngay trên đường phố.
Trước tình trạng khủng khiếp này, người ta còn thiết kế hẳn một bản đồ liệt kê tất cả các “tụ điểm thải phân” để báo cho số điện thoại đường dây nóng 311 của thành phố. San Francisco chỉ cung cấp 126 phòng tắm và nhà vệ sinh phục vụ cho người vô gia cư, trong khi đó, con số này ở thành phố New York là 2.713. Phần lớn các dịch vụ công cộng này lại đóng cửa vào ban đêm và chỉ có 28 nhà vệ sinh trong toàn thành phố hoạt động sẵn sàng 24/7. Vì thế, việc du khách hay người dân đi vệ sinh bừa bãi khắp nơi là hoàn toàn dễ hiểu bởi thành phố này ước tính cần thêm ít nhất 500 nhà tắm và nhà vệ sinh công cộng.
4. Malmo đau đầu với việc kiểm soát lựu đạn
Theo các thống kê, Thụy Điển là nước dẫn đầu thế giới về tái chế nhưng quốc gia này cũng luôn là cái tên “đáng gờm” trong các cuộc tấn công lựu đạn. Ở đây, giá lựu đạn được rao bán trên đường phố là 12.5 USD và thậm chí chúng còn được tặng kèm miễn phí khi mua súng ở các khu chợ đen. Với việc mua bán đơn giản như vậy, mọi người đều có khả năng sở hữu một trong các “vũ khí hủy diệt” cho riêng mình.
Riêng trong năm 2015, thành phố Malmo đã xảy ra 30 vụ nổ đơn lẻ. Cảnh sát nước này cảnh báo cư dân phải cẩn thận với các loại lựu đạn chưa nổ vì họ cho rằng chúng vẫn có nhiều khả phải thẳng thắn đương đầu và giải quyết trong tương lai.