Cầu Trần Hưng Đạo
Dự án cầu Trần Hưng Đạo bắc qua sông Hồng vừa được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức BOT với tổng kinh phí 8.900 tỷ đồng (gấp đôi cầu Thanh Trì, gấp 3 cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1). Dự án cáo cầu chính dài, 800 mét, 6 làn xe, tính cả cầu chính và đường dẫn dự án là 5,5 km.
Hiện có 3 phương án kiến trúc xây dựng cầu, gồm “Người chủ soái” (phương án 1); “Cánh hạc bay” (phương án 2); “Xứ Đông Dương” (phương án 3), trong đó phưng án 3 được hội đồng tư vấn cho số điểm cao nhất.
Cầu có tiến độ đề xuất thi công từ năm 2022 đến 2025, thời gian hoàn vốn BOT xây dựng cầu là 20 năm.
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân (đầu tư 13.626 tỷ đồng) là một cây cầu tại thủ đô Hà Nội, đây là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội trong AH 1077 nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 7+100, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Cầu được khởi công ngày 7 tháng 3 năm 2009, ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực, thi công bằng phương án đúc hẫng cân bằng.
Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Mặt cầu rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.
Vì cầu được xây dựng dưới sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công của các đơn vị đến từ Nhật Bản, và cũng vì 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, nên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trong thời điểm đó - ông Hiroshi Fukada - cũng đã đưa ra ý kiến đổi tên cầu thành "cầu hữu nghị Việt - Nhật".
Cầu Thăng Long (cầu Hữu Nghị Việt Xô)
Cây cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất (11 năm, ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ cam kết, cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985).
Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978): mới có 9 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang trong tổng số 14 trụ chính giữa sông và 2 mố, Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với 116 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt. Cầu chính hoàn toàn chưa có gì, cầu đường ô tô cũng chưa được thi công.
Giai đoạn Liên Xô viện trợ (1979-1985) cầu được xây dựng hoàn thành. Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại. Theo hiệp định, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như: sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc...
Cầu Thăng Long, còn gọi là Cầu Hữu Nghị Việt Xô là cây cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong Tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và hiện nay thì nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm của Hà Nội, thủ đô Hà Nội. Cây cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam.
Từ năm 1974-1977 do chuyên gia Trung Quốc thực hiện và từ năm 1979-1985 cầu được hoàn thành với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô.
Về thiết kế cầu, có ý kiến nói là khi Trung Quốc thiết kế giống với cầu Trường Giang (Vũ Hán, Trung Quốc), nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm.
Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một và chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân". Trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cầu được giao cho tân Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên , do người Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris. Để giữ lại biểu tượng của Thủ đô 1.000 năm văn hiến, nơi chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội, chính quyền Thành phố đang lên kế hoạch xây dựng cầu đường sắt sát cây cầu độc đáo này.
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.
Cầu khởi công xây dựng ngày 3 tháng 2 năm 2005, dự kiến khánh thành tháng 5 năm 2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khánh thành cầu đã bị chậm lại, sau đó có thông báo dự kiến hợp long cầu vào dịp tết âm lịch 2008. Tuy nhiên đến tháng 1/2008 ban quản lý lại tiếp tục thông báo đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân và không thông báo ngày hoàn thành. Đến tháng 9 năm 2009, chính thức khánh thành thông xe cây cầu rộng nhất Việt Nam ở thời điểm đó.
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Hoàng Mai), cắt đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn, Long Biên, điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Long Biên).
Cầu chính dài 5.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h; giá đấu thầu là 1.395,46 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì sẽ góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay.
Bài liên quan Những cây cầu ‘nhất’ thế giới hút du khách Canada ra mắt cây cầu trên không, vắt ngang vực thẳm trong tháng 5 Kể Nghe Nè: Cầu Mống - cây cầu cổ xưa hot nhất Sài Gòn TP.Hải Phòng: Lên kế hoạch xây mới 100 cây cầu