Cẩm nang chống sống sai ở Đà Lạt cho mọi thế hệ người du lịch

Để nói về Đà Lạt thì có lẽ cần rất nhiều thời gian, vì nơi đây như một câu chuyện không có hồi kết, với mỗi ngày là một địa điểm mới xuất hiện. Sẽ còn hơn một dịp bạn quay lại Đà Lạt, nên hãy chắc chắn là bạn không mang những tư tưởng dẫn đến việc sống sai ở Đà Lạt, phòng khi sơ ý nói ra thì lại... xấu hổ.

Tham khảo: '6 không' cần chú ý cho người sắp đi Đà Lạt

1. "Đà Lạt đâu có thuộc Tây Nguyên? Tây Nguyên nóng lắm"

Sự thật là, Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Dõ nhiên Đà Lạt - một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, thì cũng thuộc địa phận khu vực Tây Nguyên.

Bởi đừng nghĩ nhắc tới Tây Nguyên chỉ thấy đất đỏ bazan, voi đi thành đàn mà Tây Nguyên vẫn có một góc nhỏ dịu dàng mang tên Đà Lạt đấy.

2. "Đà Lạt lúc nào cũng lạnh"

Không chỉ có Sài Gòn mới nắng mưa thất thường, Đà Lạt cũng vậy. Đâu phải cứ vào mùa mưa như mọi người mặc định (tháng 7 - 8) thì xứ này mới mưa rả rích cả ngày. Dù giữa mùa xuân tháng Ba, nhưng tầm 9h - 10h thì đi bộ một chút là mồ hôi đã ướt trán, tầm 2h - 3h trưa lại đổ mưa rả rích.

Vào trưa thì trời khá ơi nhưng đến đến 4 giờ chiều là nhiệt độ giảm hẳn. Thế nên, bạn cần soạn vali quần áo đi Đà Lạt đa dạng một chút. Đừng chỉ mang đồ dày (như du lịch đến Hokkaido) mà nên bổ sung trang phục kín đáo nhưng nhẹ nhàng.

3. "Không có điều hòa ạ?"

Đây là câu cửa miệng của không ít bạn đọc khi vừa nhận phòng ở homestay, hostel (thậm chí là khách sạn), đúng không?

Theo quán tính, bước vào phòng mà không thấy hơi máy lạnh thì liền hỏi, nhưng quên mình đang ở Đà Lạt với sự mát mẻ hầu như xuyên suốt từ sáng tới chiều.

4. Những quán đặc sản "vạn người review" có đúng ngon-bổ-rẻ?

Một sự thật mất lòng là du khách đi Đà Lạt luôn tuân thủ tăm tắp những chỉ dẫn trên mạng về các quán ăn được đánh giá cao, mà đôi khi bị chặt chém hoặc ăn thấy không ngon (do quán phục vụ nhiều, chăm vào số lượng mà quên đi chất lượng).

Dân Đà Lạt mách nhỏ cùng TravelMag rằng, những quán ngon thường nằm ở trong hẻm chứ ít khi chợ đêm. Hãy thử ngẫu hứng một lần sà vào đâu đấy ăn hoặc hỏi người địa phương vì người ta biết được các hàng ăn ít phổ biến, ở trước các cổng trường Cấp 3 - tuy không có tiếng nhưng "rất có miếng".

7. Trả giá - Vùng nào cũng có

Nghĩ Đà Lạt hiền hòa nên chợ búa cũng hiền hòa nốt, bạn tự nhủ "Thôi nói sao mua vậy". Điều này là sai.

Đừng gật đầu ngay khi đi mua đồ, đặc biệt là quần áo. Hãy trả giá xuống một nửa rồi từ từ nâng lên. Bạn không nên ngại ngần vì mặc cả thì ở vùng nào cũng có.

8. "Sắp lên Đà Lạt chơi nè, nên ở homestay nào bây giờ?"

Nếu bạn đem câu trên hỏi dân Đà Lạt chính gốc thì họ không biết đâu, vì người ta có nhà riêng cơ mà. Hỏi chỗ ăn ngon, chỗ mua sắm thì nên chứ hỏi homestay thì nhiều khi chỉ nhận được những cái lắc đầu thôi. Điều này khá dễ hiểu nhưng chúng ta thường vô tình mắc phải.

9. Đi tham quan vườn dâu miễn phí

Người ta hay đùa nhau rằng, ở đời ai cho không ai cái chi đâu, trong trường hợp vườn dâu kinh điển này là đúng. Tình huống sẽ là, khi các bạn đang lái xe quanh hồ Xuân Hương, hoặc chỉ dừng lại đổ xăng thôi cũng có người trờ tới "mời" bạn tham quan vườn dâu. Lúc này, hãy lịch thiệp mà cứng rắn từ chố. Khi bạn đến địa điểm đó rồi, họ sẽ mời bạn mua một số thứ mứt không có tên tuổi gì, với lời hứa hẹn "mua xong rồi anh dẫn đi thăm vườn free...".

Có thể những điều trên, khi đọc qua thì thấy mình sỏi hết cả rồi nhưng cũng vì quá quen thuộc, quá gần gũi như vậy nên bạn đọc hay lơ là và lại vô tình "sống sai, sống thiếu" mỗi bận đi Đà Lạt. TravelMag mong cẩm nang này sẽ hữu dụng với các bạn trong hầu hết mọi hoàn cảnh.

Bài liên quan
Cẩm nang chống sống sai ở Đà Lạt cho mọi thế hệ người du lịch
'Bị thương Đà Lạt nên ráng đem không khí của nơi này về Cần Thơ'
Du lịch Đà Lạt tháng 6 nên mặc gì?
Đà Lạt trong tương lai: Cần nỗ lực trên đa phương diện để phát triển hơn