Lò vi sóng, hay còn được gọi là lò vi ba, từ lâu đã trở thành đồ gia dụng phổ biến và hữu ích với các gia đình hiện đại. Các chức năng như: rã đông, hâm nóng... đã giúp công việc bếp núc của chị em nội trợ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì lò vi sóng có thể trở thành thiết bị nguy hiểm, gây cháy nổ và ảnh hưởng đến tính mạng của bạn. Tham khảo ngay 7 loại thực phẩm nhất định không được cho vào lò vi sóng ngay dưới đây nhé!
1. Trứng tươi
Nhiều người nghĩ rằng, việc chế biến trứng tươi bằng lò vi sóng cũng không khác gì so với việc nấu trên bếp. Nhưng đây lại là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Khi gặp nhiệt, khí nóng bên trong trứng không có chỗ thoát hơi à sẽ khiến chúng bị nổ trước khi kịp chín. Cách này vừa lãng phí thực phẩm, vừa làm bẩn lò vi sóng cũng như có nguy cơ cháy nổ lò rất cao.
Vì vậy, nếu muốn sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng tươi thì bạn hãy đập chúng ra bát, sau đó khuấy đều hoặc dùng nĩa đâm vào lòng đỏ trứng để có chỗ thoát hơi. Cuối cùng là bọc màng nhựa dùng cho lò vi sóng và bấm nút nấu như bình thường. Nếu lò có chế độ chọn nhiệt, hãy chọn nhiệt độ thấp nhất có thể.
2. Thịt gà
Bạn đã từng sử dụng lò vi sóng là làm chín thịt gà bao giờ chưa? Nếu chưa, đừng bao giờ thử cách này! Bởi đây là nguyên nhân chính làm lây lan vi khuẩn Salmonella - một loại vi khuẩn đường ruột, do nhiệt độ của lò vi sóng không đủ để làm chín đều các miếng gà. Điều này sẽ biến miếng thịt gà tươi ngon lại trở thành "ổ vi khuẩn" và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Do đó, bạn hãy chế biến thịt gà bằng cách truyền thống, xào, nấu trên chảo hoặc trong nồi chiên không dầu, miễn là để thịt gà chín hoàn toàn. Trong trường hợp cần hâm nóng thức ăn đã nấu chín, bạn vẫn có thể sử dụng lò vi sóng.
> Xem thêm: Mẹo hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng giúp thực phẩm nóng nhanh như vừa mới nấu
3. Trái cây, rau củ
Việc cho trái cây hay các loại rau củ vào lò vi sóng thoạt nghe có vẻ vô hại, tuy nhiên lại dễ gây cháy nổ. Nguyên nhân là do trong trái cây đều chứa ion muối, dưới sự rung lắc của lò vi sóng sẽ sinh ra điện trường mạnh. Ngoài ra, một số loại rau củ được rã đông trong lò vi sóng sẽ chuyển hóa glucoside và gaclactacside có lợi thành chất gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
4. Nước sốt
Khi làm nóng nước sốt trong lò vi sóng, dưới sự giãn nở của các phân tử nước nhưng lại không tạo bọt sẽ dẫn đến việc nước sốt bị bắn tung tóe. Thậm chí, khi lấy ra ngoài chúng có thể bắn trực tiếp vào người và gây bỏng. Một số loại thức ăn có nước sốt cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, hoặc bạn cần bọc lại bằng màng bọc thực phẩm rồi mới cho vào lò.
5. Thịt đông lạnh
Nhiều người thường có thói quen rã đông thịt bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến miếng thịt bên ngoài đã chín còn bên trong vẫn đông đá. Nếu rã đông thịt trong lò vi sóng quá 6 phút sẽ khiến lượng vitamin B12 có trong chúng mất đi một nửa. Do đó, cách tốt nhất đã rã đông thịt là để chúng trong ngăn mát tủ lạnh và rã đông qua đêm, hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh.
6. Nước
Nghe có vẻ khá kỳ lạ khi việc làm nóng nước bằng lò vi sóng lại gây nguy hiểm. Lý do là bởi trong quá trình làm nóng, nước không hình thành bong bóng nên khi được lấy ra khỏi lò, bọt nước sẽ bị vỡ và bắn vào người. Trong trường hợp vẫn có ý định đun nước bằng lò vi sóng, hãy thả vào cốc nước một que khuấy bằng gỗ. Sau khi nước sôi, hãy mở cửa lò và để 10 - 20 giây rồi mới lấy ly nước ra ngoài. Hoặc bạn có thể sử dụng cách truyền thống là đun nước trong nồi, hoặc dùng ấm siêu tốc.
7. Sữa mẹ
Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc cho bé dùng sữa mẹ sẽ giúp hấp thu những chất kháng khuẩn cũng như chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp, hoặc cao cũng đều khiến vi khuẩn E-Coli phát triển cũng như thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn cần lưu ý để giữ lại được những chất dinh dưỡng cần thiết trong sữa mẹ.