Học hỏi cách làm bánh nhãn từ bột mì đúng vị người Nam Định

Bánh nhãn là món ăn ngọt quen thuộc và trở thành đặc sản của người Nam Định. Trong bài viết này, JAMJA’s BLOG gợi ý cách làm bánh nhãn từ bột mì nhanh gọn, dễ làm.

Nguồn gốc món bánh nhãn Nam Định

Bánh nhãn không biết xuất hiện từ khi nào, chỉ được biết rằng có nguồn gốc sâu xa từ người Nam Định và trở thành thương hiệu truyền thống của huyện Hải Hậu. Cứ vào dịp Tết đến, người dân Hải Hậu lại bắt đầu bận rộn hơn với những mẻ bánh nhãn. Nếu có dịp đến Yên Định, Hải Hậu vào tầm tháng 10 âm lịch thì bạn sẽ ngập chìm trong hương thơm mùi bột nếp cùng với trứng gà. Ngay ở người dân ở đây cũng không ai biết rõ nghề làm bánh nhãn có từ bao giờ và tổ nghề là ai. Theo lời kể lại của các cụ già lão ở đây thì ngay từ bé đã thấy bố mẹ nặn bột làm bánh nhãn. Cứ thế mà công thức làm bánh nhãn được truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay.


Học hỏi cách làm bánh nhãn từ bột mì đúng vị người Nam Định

Chiếc bánh nhãn với vẻ ngoài không hề cầu kỳ và cách làm cũng đơn giản như miếng bánh nhỏ xinh này vậy. Từ nguyên liệu cũng cho thấy sự bình dị, giản đơn, chủ yếu chỉ là bột gạo nếp, trứng gà cùng với đường, thêm một chút vừng cho dậy mùi. Công đoạn tạo nên viên bánh tròn tròn thì sẽ tốn thời gian hơn một chút. Muốn làm bánh nhãn ngon phải đòi hỏi người làm phải cẩn thận, cần cù, nhẫn nại vê từng viên bột tròn tròn đều nhau. Chính sự tỉ mẩn này đã tạo nên vẻ quyến rũ rất riêng của món bánh bình dị.


Viên bánh tròn có được màu sắc ưng ý, hương vị quen thuộc như vậy thì ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu phải thật kỹ càng. Yêu cầu chọn đó là bột bánh phải là bột nếp thơm ngon, trứng gà cùng đường trắng và loại vừng đen, ngoài ra không được thêm bất kỳ nguyên liệu nào, nếu thêm linh tinh có thể làm bánh bị nổ. Hơn thế nữa, loại mỡ dùng để chiên bánh không nên dùng dầu ăn, hãy dùng mỡ lợn nhưng phải là mỡ khổ lớn, rán chín tới. Như vậy để dùng chiên bánh sẽ ngon hơn, giòn hơn, độ bóng hoàn hảo, hương thơm vị ngọt hòa quyện vào nhau. Ngay khi ăn bạn sẽ cảm nhận được ngay vị bùi của bột nếp, vị thơm của trứng gà và vị ngọt của đường. Từ đây mới hiểu vì sao mà bánh nhãn lại trở thành đặc sản của vùng quê Hải Hậu.


Nghề truyền thống làm bánh nhãn này đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân tại huyện Hải Hậu Nam Định. Vì thế mà nghề này vẫn luôn được bảo tồn, giữ gìn và tiếp tục phát triển, không chỉ về mặt kinh tế mà còn giữ được nét văn hóa truyền thống lấu đời của làng nghề cổ Việt Nam. Nghề làm bánh nhãn dần dần ăn sâu vào tiềm thức, trở thành nét đẹp trong văn hóa của dân Nam Định. Bởi vậy vào thời gian rảnh rỗi, nông nhàn, làm bánh nhãn đem bán vừa giúp người dân tìm nguồn thu nhập mới vừa đóng góp vai trò khiến cho tình làng xóm gắn kết với nhau hơn.


Cách làm bánh nhãn từ bột mì ngon như bột nếp

Bánh nhãn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Lý do khiến cho bánh nhãn được ưa chuộng đến như vậy không chỉ nhờ vào hình dáng độc lạ, bắt mắt của mình mà còn có giá cả hợp túi tiền của nhiều thực khách mua làm quà tặng bạn bè gia đình. Bánh nhãn đem lại cho con người ta hương vị thân thuộc, dân dã của miền quê, khi ăn sẽ thấy độ giòn của vỏ, độ mềm của nhân, hương thơm vị bùi bùi. Cũng chính bởi nguyên liệu lành, đảm bảo vệ sinh an toàn và không sử dụng chất phụ gia nên người tiêu dùng vẫn luôn an tâm vào loại bánh nhãn này. Thay vì mua bánh nhãn bên ngoài bạn cũng có thể làm món ăn này ngay tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Cùng vào bếp và thực hiện cách làm bánh nhãn từ bột mì nhé.


Nguyên liệu làm bánh nhãn từ bột mì

Bột mì: 70gĐường kính: 15gMuốiBột nởNước cốt dừaTrứng gà: 2 quả lớnDầu ănVừng (tùy theo sở thích)

Nguyên liệu này dùng để làm món bánh nhãn, ngoài ra cũng có thể làm nhiều loại bánh quen thuộc khác. Bạn sẽ dễ dàng tìm mua nguyên liệu này ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị gần nhà. Tuy nhiên vì làm bánh cho cả gia đình ăn nên bạn hãy đảm bảo được nguồn nguyên liệu uy tín, chất lượng.


Các bước hoàn thiện món bánh nhãn

Công thức để thực hiện món bánh nhãn thơm ngon cùng những viên bánh tròn bọc đường cũng khá đơn giản, không đòi hỏi người làm phải đầu tư quá nhiều kỹ thuật khó khăn phức tạp. Yêu cầu duy nhất ở món bánh này chính là bạn hãy tỉ mỉ hơn, dành lượng thời gian của mình cho việc nấu ăn.

Bước 1:

Chuẩn bị một tô lớn đã được rửa và để khô sạch sẽ. Đập 2 quả trứng gà vào chiếc bát đó rồi bắt đầu đánh đều, muốn trứng vừa được đánh tan vừa đều thì tốt hơn hết bạn hãy dùng que đánh trứng, nhanh và tiết kiệm được nhiều thời gian. Khi trứng đã đều thì bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo.


Bước 2:

Bạn đổ lượng bột mì đã chuẩn bị vào trong một chiếc bát, ngay sau đó đổ một lượng đường kính trắng vừa phải và một thìa cà phê bột nở vào cùng, dùng rây để giúp bột cùng đường hòa cùng với nhau và mịn hơn. Đổ hỗn hợp đường bột này vào bát trứng đã đánh đều. Bạn hãy dùng tay (nên phết thêm chút dầu ăn để không bị dính) trộn đều các nguyên liệu trong tô với nhau cho đến khi tạo thành khối hỗn hợp bột mịn và dẻo. Nhào bột cho đến khi bột không còn dính vào tay là được. Nếu như bạn làm bột quá khô thì tốt hơn hết là thêm vào một chút ít nước lọc.



Bước 3:

Bước nhào bột đã hoàn thành, bạn để nguyên bột ở trong bát, đậy thêm một lớp màng bọc thực phẩm bên ngoài và để bột ngư vậy trong vòng 15 đến 30 phút. Sau thời gian đó, bạn lấy bột ra rồi bắt đầu dùng tay nặn bột thành những viên tròn tròn, nhỏ nhỏ vừa ăn. Nên chú ý nặn tròn đều và có kích thước gần như quả nhãn bình thường. Đến khi rán sẽ có được chiếc bánh tròn xinh xắn, vừa dễ ăn kể cả các bé. Ngoài ra nặn nhỏ như quả nhãn cũng khiến quá trình chiên bánh được diễn ra nhanh chóng hơn, bột nhanh chín và có độ giòn hơn so với viên bánh được nặn to.


Bước 4:

Đặt chảo lên bếp, đợi cho chảo nóng rồi cho dầu ăn vào. Bạn nên cho lượng dầu ăn lưng chảo để khi chiên bánh sẽ không tiếp xúc dưới mặt chảo, không bị cháy và đều màu hơn. Đợi cho dầu ăn sôi già thì thả bột bánh được viên tròn vào chiên vàng. Bạn nên chú ý trong quá trình rán bánh hãy để lửa vừa phải, tránh trường hợp bánh bị cháy một mặt, chín không chín hay đạt đủ độ giòn. Bánh đã vàng một mặt thì bạn hãy dùng thìa để lật lại mặt bên kia tiếp tục chiên cho đến khi vào vàng đều thì tắt bế, vớt bánh ra đặt vào đĩa có giấy thấm dầu.


Bước 5:

Bước cuối cùng chính là làm áo đường cho bánh nhãn. Muốn bánh được ngậy hơn có thể dùng kèm theo nước cốt dừa. Cách làm áo đường cho bánh nhãn cũng không có nhiều khác biệt so với làm áo đường cho chiếc bánh rán bọc đường mà bạn hay ăn. Đầu tiên, bạn hãy đun sôi một chút nước cùng khoảng 15 gram đường trắng, để lửa nhỏ và liên tục đảo đều tay cho đến khi đường tan. Vẫn tiếp tục dùng đũa đảo, đường bắt đầu keo lại nhưng phải vẫn giữ nguyên màu trắng ban đầu. Ngay lúc này hãy trút hết viên bánh đã rán vào cùng với đường keo. Đảo nhanh tay để bánh quyện được hết trong đường rồi tắt bếp, bắc nồi xuống. Vẫn không ngừng đảo cho đến khi đường keo khô lại thì thôi.


Chỉ qua năm bước đơn giản như vậy bạn đã hoàn thành cách làm bánh nhãn từ bột mì, thật không quá khó phải không ạ. Điều bạn cần bỏ ra chỉ là chút thời gian cùng đôi tay cẩn thận, có ngay được chiếc bánh nhỏ xinh, ngon, ngọt, thơm, giòn nhâm nhi trong ngày thời tiết chuyển lạnh, trời mưa hay buổi trà chiều bên gia đình.

Lưu ý khi thực hiện công thức làm bánh nhãn

Trong lúc rán bánh cần chú ý sử dụng mức lửa vừa phải, như vậy bánh mới đảm bảo được chín đều, không bị nổ hoặc không bị vỡ trong quá trình chiên rán. Nếu như bạn vẫn để lửa lớn thì trường hợp cao nhất là bánh sẽ không chín ruột, vỏ bên ngoài bị cháy, và ngược lại nếu lửa quá nhỏ thì khả năng bánh nở to là rất kém, độ giòn bị mất đi.Một mẻ bánh nhãn bạn sẽ mất thời gian cho việc làm các bước hoàn thiện sẽ dao động trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút. Hãy chú ý dùng chiếc chảo sâu lòng, bề mặt lớn để rán bánh nhãn. Bánh đạt được yêu cầu sẽ đủ các tiêu chí như sau: bánh vàng đều, bên trong nhân bánh khô, bột không còn ướt.


Ngay khi vớt bánh ra khỏi chảo cần thời gian để miếng bánh được ráo dầu mỡ, tốt nhất là nên để vào vật dụng có thêm giấy thấm dầu. Và ngon nhất là nên để nguội trước khi ăn. Cho bước làm áo đường thì cũng cần bánh nguội, tránh tình trạng ỉu, dai, vừa mất thẩm mỹ vừa không ngon.

Cách bảo quản bánh nhãn tại nhà

Ngay khi bọc xong bánh với áo đường bạn nên để bánh cho nguội, sau đó mới đem cất đi, bởi vì lúc bánh nóng là lúc bánh dễ ỉu nhất.Bánh nhãn khi làm xong phải được bảo quản thật kỹ càng, tốt hơn hết là đựng trong một chiếc hộp thủy tinh kín có nắp đậy hay lọ kín để tránh tình trạng bánh bị chảy nước, mất độ giòn. Bánh nhãn thường ngọt nên rất thu hút kiến và các loại côn trùng nên yêu cầu phải đậy thật kín.


Bạn cũng có thể bảo quản bánh nhãn ở trong tủ lạnh để tránh bánh ỉu và chảy nước nhưng nếu như để tủ lạnh quá lâu bánh sẽ bị cứng, hãy lưu ý điều này nhé.Bánh nhãn nên bảo quản trong hộp kín có nắp đậy, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, tránh những nơi ẩm ướt vì đây là nguồn phát sinh nấm và các loại vi khuẩn.

Cách làm bánh nhãn từ bột nếp nhanh gọn

Nguyên liệu làm bánh nhãn từ bột nếp

Bột nếp: 100gTrứng gà: 2 quảĐường trắng: 20gDầu ăn


Các bước hoàn thiện món bánh nhãn từ bột nếp

Bước 1: 

Trứng gà bạn đập ra một chiếc bát tô, dùng đũa hoặc chiếc đánh trứng đánh cho trứng tan đều, hòa quyện lòng trắng cùng lòng.


Bước 2:

Muốn bánh nhãn thơm ngon đúng vị của người Nam Định thì tốt hơn hết bạn nên chọn loại bột nếp được làm từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc là nếp hương, bởi hai loại gạo này rất dậy mùi. Đầu tiên hãy trộn bột gạo nếp cùng với đường trắng đã chuẩn bị vào trong môt bát lớn.


Muốn làm bột mịn hơn hãy dùng rây có lỗ nhỏ để rây lọc cho bột cùng với đường được nhỏ hơn và không vón cục. Sau đó đổ hỗn hợp bột đường vào cùng với trứng gà. Trộn đều các nguyên liệu với nhau.

Hãy tiếp tục nhào bột cho đến khi hỗn hợp bột trứng đường được mịn trở lại, có độ dẻo nhất định và bột không còn tình trạng dính vào tay nữa. Nếu nhà bạn có máy nhào bột thì chắc chắn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn rất nhiều.

Bước 3:

Ngay khi bột vừa nhào nặn cho mềm và mịn hơn thì tiếp tục với công đoạn nặn bánh. Bạn nên chia bột thành nhiều phần nhỏ bằng nhau rồi mới viên thành viên tròn kích thước giống như quả nhãn.


Bước 4:

Sau khi nặn bánh xong cho đến khi hết bột thì hãy đặt chảo trũng lên bếp cùng dầu ăn. Đợi dầu sôi thì thả bánh vào chiên vàng, chú ý lật đều các mặt cho viên bánh có màu vàng cánh gián đẹp mắt. Đảo đều tay để viên bột được chín đều, đảm bảo vỏ giòn, nhân phồng cùng mức lửa nhỏ.


Bánh chín vàng thì vớt ra để cho khô dầu và nguội bớt, thực hiện bước tiếp theo.

Bước 5:

Cho đường cùng một chút nước vào chảo đảo đều, đến khi đường tan tạo thành hỗn hợp hơi keo dính vẫn giữ màu trắng thì đổ hết bánh bột vừa chiên, đảo cho đường bám xung quanh. Để nguội rồi cất bảo quản kín và sạch sẽ.


Trên đây chính là công thức cách làm bánh nhãn từ bột mì và bột nếp cũng như cách bảo quản bánh nhãn được thơm giòn lâu mà JAMJA’s BLOG muốn giới thiệu đến các bạn. Chúc bạn thành công và thưởng thức món bánh này thật ngon miệng.

Nguồn: Jamja.vn