Sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng chuẩn chỉnh ngày Tết

Tết là thời gian sum họp gia đình và trao nhau những câu chào, lời chúc may mắn. Vì vậy, bạn cần có cách xưng hô đúng vai vế để thể hiện sự tôn trọng với người thân. Nếu bạn chưa am hiểu hết về điều này, hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng ngay tại bài viết này nhé!

Cách xưng hô bên nội

Với người Việt, bên nội là họ hàng, gia đình phía bên bố của bạn. Theo sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng, nhà nội được sắp xếp cụ thể như bên dưới.

Vai vế ông, bà

Không chỉ có ông nội và bà nội, họ hàng nhà bố của bạn sẽ còn rất nhiều người có cách xưng hô trong gia phả là ông, bà. Cụ thể:

  • Ông của bố: ông cố nội.
  • Bà của bố: bà cố nội.
  • Bố của bố: ông nội.
  • Mẹ của bố: bà nội.
  • Bác của bố: ông bác.
  • Chú của bố: ông chú.
Gia đình bên nội là họ phía bên bố (Nguồn: freepik.com)
  • Dượng của bố: ông dượng.
  • Cô của bố: bà cô.
  • Dì của bố: bà dì.
  • Anh, chị của ông bà nội: ông, bà.
  • Em trai của ông bà nội: ông bác.
  • Em gái của ông bà nội: bà cô.

Cách xưng hô cô dì chú bác

Sau ông, bà sẽ là những người có cùng vai vế với bố như anh, chị, em của bố. Bạn cần chú ý để gọi cho phù hợp.

  • Anh trai của bố: bác.
  • Em trai của bố: chú.
  • Chị của bố: bác gái.
  • Em gái của bố: cô.
  • Vợ của chú: thím.
  • Vợ của bác trai: bác gái.
  • Chồng của bác gái: bác trai.
  • Chồng của cô: dượng.
Anh, em trai của bố có cách gọi khác nhau (Nguồn: mypenmyfriend.com)

> Xem thêm: Top 8 mẹo dọn dẹp nhà cửa đón tết đơn giản nhanh chóng

Vai vế anh, chị, em

Không phải ai lớn tuổi hơn bạn đều là anh, chị. Bạn cần chú ý xem người đó là con của bác hay chú để có cách xưng hô trong gia phả thích hợp. Đồng thời, trong quá trình sinh sống, họ hàng của bạn cũng sẽ lấy vợ, lấy chồng nên càng cần chú ý hơn trong lời nói với nhiều người.

  • Con gái, con trai của bác: anh, chị.
  • Con gái, con trai của chú: em.
  • Chồng, vợ của anh, chị (con của bác): anh, chị.
  • Chồng, vợ của em (con của chú): em.
  • Con của anh, chị: cháu.
Anh chị bên nội cũng có vai vế khác nhau (Nguồn: istockphoto.com)

Cách xưng hô bên ngoại 

Khác với bên nội, ngoại là họ và gia đình phía bên mẹ của bạn. Sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng có phần ngắn gọn và đơn giản hơn.

Vai vế ông, bà

Cách xưng hô vai vế trong họ hàng với người lớn tuổi ở phía ngoại cũng không có nhiều sự khác biệt so với bên nội. Cụ thể là:

  • Ông của mẹ: ông cố ngoại.
  • Bà của mẹ: bà cố ngoại.
  • Bố của mẹ: ông ngoại.
  • Mẹ của mẹ: bà ngoại.
  • Bác của mẹ: ông bác.
Gia đình bên ngoại là họ hàng phía bên mẹ (Nguồn: clio.me)
  • Chú của mẹ: ông chú.
  • Dượng của mẹ: ông dượng.
  • Cô của mẹ: bà cô.
  • Dì của mẹ: bà dì.
  • Anh, chị của ông bà ngoại: ông, bà.

Cách xưng hô cô dì chú bác

Khác với nhà nội cần phân biệt anh, chị, em của bố. Sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng nhà ngoại đơn giản hơn ở những người cùng vai vế với mẹ.

  • Anh, em trai của mẹ: cậu.
  • Chị, em gái của mẹ: dì.
  • Vợ của cậu: mợ.
  • Chồng của dì: dượng.

> Xem thêm: Quà Tết cho bố mẹ – vui Tết an khang, đón trọn lộc vàng

Vai vế anh, chị, em

Tương tự nhà nội, cách xưng hô vai vế trong họ hàng với những người đồng trang lứa, là con của cậu, dì không có nhiều khác biệt với bác, chú và cô. Tuỳ vào vai vế của mẹ bạn đối với cậu, dì thì con gái, con trai của cậu, dì sẽ được gọi là anh, chị hoặc em.

  • Con của cậu, dì (cậu, dì là anh, chị của mẹ): anh, chị.
  • Con trai, con gái của cậu, dì (cậu, dì là em của mẹ): em.
  • Chồng, vợ của con trai, con gái của cậu, dì (cậu, dì là anh, chị của mẹ): anh, chị.
  • Chồng, vợ của con trai, con gái của cậu, dì (cậu, dì là em của mẹ): em.
  • Con của anh, chị: cháu.
Con của cậu dì sẽ được xưng hô theo vai vế so với mẹ (Nguồn: istockphoto.com)

Mẹo xưng hô giúp bạn tránh khó xử ngày Tết

Trong một số trường hợp đại gia đình quá đông thành viên và mọi người ít được tiếp xúc với nhau thì rất khó để có thể xưng hô đúng đắn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của Shopee Blog để có cách cư xử hợp lý nếu chưa nắm rõ sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng.

  • Người lớn tuổi hoặc có vẻ ngoài lớn hơn mình: Bạn nên khoanh tay lại và gật đầu, bày tỏ thái độ chào hỏi nghiêm túc.
  • Người nhỏ hơn mình: Bạn nên mỉm cười và gật đầu chào với thiện chí tôn trọng người khác.
Tỏ thái độ tôn trọng nếu chưa biết cách xưng hô (Nguồn: istockphoto.com)

Như vậy, bài viết kể trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng dễ gặp nhất trong các ngày lễ Tết. Nếu xuất hiện các vai vế không có ở trên, bạn có thể tham khảo thêm ông bà hoặc cha mẹ để được rõ hơn. Shopee Blog chúc bạn và gia đình một mùa Tết yên vui và hạnh phúc. Và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích từ Shopee Blog nhé!

> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ ngày Tết bạn nên biết để tránh tai họa


Đánh giá bài viết