1. Chất "thần kỳ" chống thấm nước cho thuyền thúng là gì?
Thuyền thúng được làm từ tre, có sức chứa không cao nhưng thuận tiện, gọn nhẹ để đánh bắt gần bờ hay quy mô nhỏ lẻ. Để ra được khơi xa, thuyền thúng phải đi kèm tàu đánh cá.
67Thăm dò ý kiến: Người dân dùng gì để chống thấm nước cho thuyền thúng?
Ngư dân sử dụng thuyền thúng nhiều nhất ở ven biển Trung Bộ như Nghệ An, Phú Yên, Đà Nẵng.... Nghề đan thuyền thúng không chỉ là sự nghiệp gia truyền, mà còn mang lại kế sinh nhai cho người dân các vùng bởi nhiều nơi đã có thể cho thuyền thúng "nhà làm" đi xuất ngoại.
Chia sẻ với báo Tiền Phong, ông Liêm (Đà Nẵng) cho biết mỗi thuyền thúng có thể dùng đến trên dưới 10 cây tre. Để tre săn và dẻo lại thì còn phải phơi đến 4-5 ngày.
Nguyên liệu chính để làm thuyền thúng là tre. Công đoạn cơ bản để làm thuyền thúng là chuốt tre, cắt khúc tre theo kích thước có sẵn, chẻ thành nan rồi đem phơi trong điều kiện khô ráo hoàn toàn. Sau đó những "nghệ nhân" thuyền thúng sẽ đem nan tre đi đan thành chiếc thuyền thúng nhỏ xinh, bền bỉ.
2. Thuyền thúng sẽ được chống nước bởi phân bò
Để ngăn không cho nước vào thuyền qua các lỗ đan, người làm sẽ quét phân bò lên mặt ngoài của thuyền thúng.
Họ gọi phân bò là kinh nghiệm chống thấm hữu hiệu được dân gian truyền lại. Theo ông Liêm thì "Phân bò thấm vào các thanh nan tre, bịt kín các lỗ hổng. Khi nào thả thúng xuống biển, gặp nước, phân bò sẽ nở ra và tạo thêm một lớp bảo vệ chống thấm hoàn hảo".
Đây là cách làm truyền thống, được duy trì ở nhiều làng đan thuyền thúng. Sau khi quét phân bò, một lớp dầu rái tiếp tục được phủ lên để đảm bảo chống nước.
Bài liên quan Cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam là cầu gì? Nơi nào ở Việt Nam là vùng 'đất phát đế vương'? 3 cây cầu ở Đà Lạt đẹp 'nghệ', lên ảnh sẽ gây chú ý